Tiềm năng sinh thái của Vườn Quốc gia Chư Mon Rây

0

Trên diện tích 56.000ha thuộc địa phận xã Sa Thầy và Học Hồi, tỉnh Kon Tum, sát biên giới Campuchia, Vườn quốc gia Chư Mon Rây có tiềm năng lớn về đa dạng sinh học với nhiều loài thú và hệ thực vật quý hiếm, xứng đáng là địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn.

Vườn quốc gia Chư Mon Rây nằm tiếp giáp với vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Nam dãy Trường Sơn, có vùng cửa khẩu (Ngọc Hồi) và giáp với đường Hồ Chí Minh, nối liền
cả vùng Tây Nguyên và vùng Trung Bộ.

Viện Sinh thái và Tài nguyên Môi trường cho biết Vườn quốc gia Chư Mon Rây được bao phủ chủ yếu là rừng thường xanh nửa rụng lá nhiệt đới. Do vậy, đây là nơi sinh sống
thích hợp đối với nhiều loài thực vật đặc hữu quý như đặc hữu Nam dãy Trường Sơn (2 loài), đặc hữu của Việt Nam (16 loài).

Đặc biệt, Vườn quốc gia Chư Mon Rây còn có 7 loài thực vật mới trong khu hệ thực vật Đông Dương được xếp loại là hiếm và rất hiếm.

Riêng khu hệ chim, khu vườn này có gần 270 loài thuộc 17 bộ và 60 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm không chỉ của Việt Nam, mà của cả châu Á và thế giới đang bị đe dọa
tuyệt chủng như các loài công, trĩ, phượng hoàng-cao cát và các loài khướu.

Vườn Quốc gia Chư Mon Rây cũng là nơi mà các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm những dấu vết của người rừng. Ngoài ra, đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài thú lớn như
voi, hổ, báo, sơn dương, bò tót, bò rừng, gấu, chó sói, hươu nai, lợn rừng và nhiều loài khỉ.

Một dự án của các nhà khoa học ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã đề xuất xây dựng một Trung tâm nghiên cứu hổ tại vườn quốc gia này, tiến tới phát triển thành khu du
lịch sinh thái cho toàn vùng./.

Nguồn: TTXVN

Leave A Reply

three × three =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.