Gần 900.000 con tê tê bị buôn bán trong 2 thập kỷ qua ở Đông Nam Á

0

Gần 900.000 con tê tê, động vật nằm trong danh sách các loài động, thực vật nguy cấp cần được bảo vệ, được cho là bị buôn bán trái phép trên khắp khu vực Đông Nam Á trong suốt 2 thập kỷ qua.

Theo báo cáo của TRAFFIC – Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã, công bố ngày 20/2, tê tê là động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên toàn thế giới.

Ngoài thịt, một trong món ăn bổ dưỡng, các bộ phận của loài động vật quý này được đánh giá cao cho y học cổ truyền tại các nước Đông Nam Á.

Thách thức lớn nhất trong việc giải quyết tình trạng buôn bán loài vật quý hiếm này là tê tê là thú ăn kiến có vảy, nhút nhát, chủ yếu sống về đêm, nhiều năm qua thường bị săn trộm đêm tại các quốc gia vốn có hệ sinh thái đa dạng.

Một cá thể tê tê tại vườn thú ở Harare, Zimbabwe. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Không chỉ Đông Nam Á, tê tê hiện đang là mục tiêu săn bắt ngày càng nhiều tại châu Phi.

Báo cáo trên cho biết TRAFFIC ước tính khoảng 895.000 con tê tê đã bị buôn bán trái phép trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2019 tại Đông Nam Á.

Chỉ từ năm 2017 đến 2019, nhà chức tránh một số nước ở Đông Nam Á đã thu giữ hơn 96 tấn động vật này.

Giám đốc khu vực Đông Nam Á của TRAFFIC, ông Kanitha Krishnasamy cho biết không có ngày nào diễn ra mà không có vụ bắt giữ buôn bán động vật hoang dã ở Đông Nam Á.

Năm 2016, tê tê đã được Công ước quốc tế về buôn các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) liệt vào loài được bảo vệ ở cấp cao nhất, đồng nghĩa với việc tất cả hình thức buôn bán động vật này đều bị cấm.

Trước đó, việc buôn bán tê tê được cấp phép trong một số trường hợp với những điều kiện nghiêm ngặt./.

Nguồn: Phương Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Leave A Reply

fourteen + 8 =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.