Hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 2022: Vì một tương lai chung cho tất cả sự sống – Cùng hành động để hướng tới tương lai

0

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (ĐDSH) được công nhận và thống nhất bởi một liên minh các nhà lãnh đạo chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và cộng đồng trên toàn thế giới. Việc mà chúng ta cần làm ngay bây giờ là cùng hành động để hướng tới tương lai, làm thay đổi thế giới bằng những tín hiệu tích cực cho thế hệ mai sau.

22 hành động làm thay đổi thế giới

Liên hợp quốc (LHQ) chỉ rõ, chính con người đã làm suy giảm ĐDSH và cạn kiệt các nguồn tài nguyên nhanh hơn mức thiên nhiên có thể tái tạo, gây ra thảm họa sinh thái trên Trái Đất. Đồng thời, cảnh báo tốc độ suy thoái ĐDSH đang diễn ra là chưa từng có trong lịch sử, với một triệu loài động, thực vật trong tổng số 8 triệu loài trên Trái Đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng.

Chúng ta hãy cùng hành động để hướng đến tương lai, làm thay đổi thế giới bằng những hành động nhỏ nhất như: Dọn dẹp một khu vực xung quanh bạn; Tham gia các dự án khôi phục hệ sinh thái; Tôn trọng các loài động vật khi tham quan; Giúp đỡ các loài động vật; Ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh từ động vật; Tham gia các dự án trồng cây xanh; Tiêu dùng có trách nhiệm, hạn chế tối đa phát sinh chất thải sinh hoạt, tích cực sử dụng vật dụng tái chế; Tiết kiệm năng lượng, tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng đến; Chia sẻ, quyên góp cho các tổ chức từ thiện những vật dụng không sử dụng đến; Mua bán, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

8(1).jpeg

Đồng thời, kêu gọi không hút thuốc lá; Các nhà máy, cơ sở sản xuất không xả chất thải hóa học ra môi trường; Xây dựng không gian sống xanh; Thay đổi một thói quen tiêu cực đối thói quen sử dụng nhựa dùng một lần; Yêu cầu doanh nghiệp tìm nguồn có trách nhiệm; Giảm thiểu chất thải; Tìm hiểu về an toàn sinh học; Hỗ trợ, ửng hộ các công ty sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; Hỗ trợ các tổ chức môi trường hoạt động; Nâng cao nhận thức về ĐDSH; Mọi người cùng hành động; Kỷ niệm Ngày ĐDSH.

Triển khai 6 nội dung hưởng ứng

Đối với Việt Nam, năm 2022 có ý nghĩa rất quan trọng với việc Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 được chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2022. Đây là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường (BVMT) hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế bền vững.

Do đó, để lan tỏa thông điệp “Xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống”, Bộ TN&MT đã phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động hưởng ứng. Đồng thời đề nghị các bộ, ban ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, truyền thông về vai trò, tầm quan trọng của ĐDSH; nhân rộng mô hình, giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH; thúc đẩy tiêu dùng bền vững và có trách nhiệm, không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã và không sử dụng đồ nhựa một lần…

Các bộ, ngành, địa phương, cần xây dựng chương trình hành động có định hướng và phù hợp trong bối cảnh đang diễn ra thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của LHQ, trong đó phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, gìn giữ các tri thức truy yền thống, các giống cây trồng, vật nuôi bản địa theo khuyến nghị và hướng dẫn của Ban Thư ký Công ước Đa dạng sinh học.

Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu ĐDSH, số hóa quản lý di sản thiên nhiên được quan tâm đẩy mạnh, hướng tới việc số hóa công tác quản lý, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH, phù hợp với Chính phủ điện tử ngành TN&MT. Thực hiện các giải pháp phục hồi hệ sinh thái; thiết lập, củng cố hệ thống thông tin về ĐDSH, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối với địa phương, từng vùng di sản thiên nhiên, xây dựng và triển khai thực hiện dự án chuyển đổi số, vận hành cơ sở dữ liệu ĐDSH…

Tăng cường các hoạt động kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, khai thác các loài hoang dã di cư tại Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan. Kiểm soát các tác động tới đa dạng sinh học như hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước; phương thức canh tác, khai thác kém bền vững; sinh vật ngoại lai xâm hại và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường…

Đặc biệt, phải lồng ghép bảo tồn ĐDSH trong các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch các ngành kinh tế có tác động nhiều đến ĐDSH như nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, giao thông, phát triển năng lượng tái tạo; quản lý và sử dụng tài nguyên đất, nhất là các khu vực bảo tồn cần được ưu tiên trong các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh,…

Nguồn: Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường.

Leave A Reply

11 + fourteen =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.