Vườn quốc gia Cúc Phương liên tiếp cứu hộ nhiều động vật hoang dã

0

Từ đầu tháng 3 đến nay, Vườn quốc gia Cúc Phương đã liên tục tiếp nhận và cứu hộ thành công hàng loạt động vật hoang dã từ các địa phương trên cả nước.

Theo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương, liên tiếp vào các ngày 5, 8, 10 và 12/3, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật của Vườn đã tiếp nhận và cứu hộ 2 cá thể tê tê được bàn giao từ cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị; 1 cá thể tê tê java từ Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng; 1 cá thể Cầy vòi mốc từ Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; 2 cá thể tê tê từ Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hà Tĩnh.

anh-1-2-.jpg
Cán bộ Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật – VQG Cúc Phương nhận bàn giao động vật từ cơ quan Công an. Ảnh: Hoàng Thái

Tiếp đó ngày 13/3, Trung tâm tiếp tục tiếp nhận và cứu hộ 2 cá thể động vật (nghi là Cầy vòi mốc) từ cơ quan Công an huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Số động vật nói trên là tang vật tạm giữ từ vụ vi phạm xảy ra cùng ngày trên địa bàn Khu I, thị trấn Chi Nê. Trong đó, 1 cá thể khỏe mạnh và 1 cá thể bị sưng và viêm bàn chân trước bên trái, sức khỏe suy yếu.

anh-1(1).jpg
Bàn giao cá thể cầy vòi. Ảnh: Hoàng Thái

Hiện tại, toàn bộ các cá thể động vật nói trên đã được cứu hộ, và di chuyển an toàn về Vườn quốc gia Cúc Phương. Các chuyên gia thú y khu kiểm dịch, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật của VQG đang chăm sóc, điều trị và nuôi dưỡng các cá thể này.

Trong những năm gần đây, không chỉ được lực lượng Kiểm lâm mà có nhiều cơ quan, đơn vị và các lực lượng chức năng cũng như người dân trên cả nước đã tham gia phát hiện, giải cứu và liên hệ bàn giao cho các Trung tâm cứu hộ, bảo tồn để chăm sóc, nuôi dưỡng. Đây chính là tín hiệu tích cực, cho thấy nhận thức của cộng đồng về bảo tồn động vật hoang dã nói riêng và bảo tồn thiên nhiên nói chung đã cải thiện đáng kể. Công tác bảo tồn loài cũng vì thế nhận được nhiều sự quan tâm hơn.

Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường.

Leave A Reply

1 × two =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.