Nỗ lực bảo tồn, Việt Nam còn bao nhiêu hổ trong tự nhiên?

0

Trong 10 năm qua, dù nỗ lực bảo tồn, số hổ hoang dã chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, nhưng số hổ nuôi nhốt đăng ký tại Việt Nam tăng từ 97 cá thể (năm 2010) lên tới 364 cá thể (năm 2021).

ho-tuyet-chung.jpg
Hổ tại Việt Nam nhiều khả năng đã tuyệt chủng.

Không có ghi nhận nào về hổ ngoài tự nhiên

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), hiện nay tại Việt Nam, ước tính chỉ còn khoảng 5 cá thể hổ trong tự nhiên.

Tuy nhiên, số cá thể hổ trên cũng chỉ được WWF thống kê từ con số ước tính của IUCN tính đến năm 2015, bởi kể từ năm 2009, Việt Nam không có ghi nhận nào về hổ hoang dã và cũng không thực hiện khảo sát quốc gia nào về hổ ngoài tự nhiên.

Năm 2010, tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hổ diễn ra tại Nga, 13 quốc gia có phân bố tự nhiên của hổ, bao gồm: Bhutan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nga, Thái Lan và Việt Nam đã cam kết tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã trên thế giới vào năm 2022, là năm Hổ theo lịch âm.

Ngày 16/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014-2022, với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn, sinh cảnh và con mồi của hổ, góp phần ngăn chặn sự suy giảm; từng bước phục hồi và tăng số lượng hổ tự nhiên đến năm 2022 theo mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh về hổ.

Tuy nhiên, trong khi các quốc gia khác đã đạt được thành công nhất định trong việc gia tăng số lượng hổ hoang dã như ở Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Nga và Trung Quốc, giúp đưa số lượng hổ trên toàn cầu từ khoảng 3.200 cá thể (năm 2010) lên ít nhất 3.890 cá thể (năm 2016), Việt Nam đang phải đối diện với khả năng hổ đã tuyệt chủng trong tự nhiên.

Trong bối cảnh hổ đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, hoạt động nuôi hổ để bảo tồn được đánh giá là một giải pháp cần thiết để góp phần phục hồi quần thể hổ tự nhiên tại Việt Nam. Trong hơn 10 năm qua, mặc dù số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tại Việt Nam đã tăng từ 97 cá thể (năm 2010) lên tới 364 cá thể (2021) tại 22 cơ sở nuôi nhốt, chủ yếu là các trang trại và sở thú tư nhân.

Tuy nhiên, đối chiếu với các điều kiện và mục tiêu của hoạt động “nuôi hổ bảo tồn,” ENV cho rằng không có bất cứ cơ sở nào trong những cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam đang thực hiện đúng.

Cho đến nay, các quy định quản lý đối với các cơ sở nuôi nhốt hổ và động vật hoang dã (ĐVHD) khác “không vì mục đích thương mại” vẫn còn chưa toàn diện và chưa giải quyết được bài toán đóng góp cho công tác “bảo tồn hổ”.

Theo quy định hiện hành, tại những cơ sở nuôi hổ “không vì mục đích thương mại” này, chủ cơ sở không bị yêu cầu kiểm soát sinh sản hay đảm bảo nguồn gene thuần chủng, khỏe mạnh của hổ và các loài ĐVHD khác mà chỉ cần thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi. Việc xử lý hổ hay các loài ĐVHD chết tại những cơ sở này hay trong trường hợp cơ sở bị hủy mã số/rút giấy phép cũng chưa được quy định.

Theo ENV, nuôi hổ để bảo tồn là nuôi với mục tiêu phục hồi, tái thả về môi trường tự nhiên. Đây là một quá trình lâu dài, tốn kém và đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể cũng như đặt dưới sự giám sát chặt chẽ.

Hiện nay, các cơ sở không phân biệt được các phụ loài hổ, việc nuôi nhốt chung giữa các phân loài dẫn đến di truyền cận huyết; thế hệ F1 sinh ra không có khả năng thích nghi hay có ý nghĩa đối với bảo tồn hổ tự nhiên ở Việt Nam.

nuoi-ho.jpg

Cần thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ

Bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc ENV cho biết, trong bối cảnh hiện nay, việc thắt chặt quản lý của các cơ sở nuôi nhốt hổ không vì mục đích thương mại là vô cùng cần thiết, không chỉ để đảm bảo hoạt động này góp phần cho công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên tại Việt Nam mà còn thực hiện hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên từ năm 1994.

Chính vì thế, tới đây, trong khuôn khổ chương trình quốc gia về bảo tồn hổ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam cũng như thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi, theo yêu cầu bảo tồn.

Tới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành hoạt động điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi (thực hiện qua hồ sơ gen, hình ảnh, gắn chip điện tử…)

ENV cũng đề xuất Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan để thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.

Trước mắt, Việt Nam cần ban hành một chính sách chuyên biệt với hoạt động nuôi nhốt hổ, trong đó có quy định kiểm soát sinh sản đối với hổ nuôi nhốt nhằm đảm bảo duy trì số lượng hổ chỉ ở mức hỗ trợ cho công tác bảo tồn, cũng như xây dựng các cơ chế giám sát để đảm bảo các cơ sở không tham gia vào bất kỳ hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép nào.

Về lâu dài, Việt Nam cần xem xét xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng để ngăn chặn việc các đối tượng lợi dụng vỏ bọc cơ sở nuôi hổ không vì mục đích thương mại để thực hiện các hoạt động buôn bán đông hoang dã trái phép.

Trong 10 năm qua, dù nỗ lực bảo tồn, số hổ hoang dã chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, nhưng số hổ nuôi nhốt đăng ký tại Việt Nam tăng từ 97 cá thể (năm 2010) lên tới 364 cá thể (năm 2021).

ho-tuyet-chung.jpg
Hổ tại Việt Nam nhiều khả năng đã tuyệt chủng.

Không có ghi nhận nào về hổ ngoài tự nhiên

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), hiện nay tại Việt Nam, ước tính chỉ còn khoảng 5 cá thể hổ trong tự nhiên.

Tuy nhiên, số cá thể hổ trên cũng chỉ được WWF thống kê từ con số ước tính của IUCN tính đến năm 2015, bởi kể từ năm 2009, Việt Nam không có ghi nhận nào về hổ hoang dã và cũng không thực hiện khảo sát quốc gia nào về hổ ngoài tự nhiên.

Năm 2010, tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hổ diễn ra tại Nga, 13 quốc gia có phân bố tự nhiên của hổ, bao gồm: Bhutan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nga, Thái Lan và Việt Nam đã cam kết tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã trên thế giới vào năm 2022, là năm Hổ theo lịch âm.

Ngày 16/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014-2022, với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn, sinh cảnh và con mồi của hổ, góp phần ngăn chặn sự suy giảm; từng bước phục hồi và tăng số lượng hổ tự nhiên đến năm 2022 theo mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh về hổ.

Tuy nhiên, trong khi các quốc gia khác đã đạt được thành công nhất định trong việc gia tăng số lượng hổ hoang dã như ở Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Nga và Trung Quốc, giúp đưa số lượng hổ trên toàn cầu từ khoảng 3.200 cá thể (năm 2010) lên ít nhất 3.890 cá thể (năm 2016), Việt Nam đang phải đối diện với khả năng hổ đã tuyệt chủng trong tự nhiên.

Trong bối cảnh hổ đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, hoạt động nuôi hổ để bảo tồn được đánh giá là một giải pháp cần thiết để góp phần phục hồi quần thể hổ tự nhiên tại Việt Nam. Trong hơn 10 năm qua, mặc dù số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tại Việt Nam đã tăng từ 97 cá thể (năm 2010) lên tới 364 cá thể (2021) tại 22 cơ sở nuôi nhốt, chủ yếu là các trang trại và sở thú tư nhân.

Tuy nhiên, đối chiếu với các điều kiện và mục tiêu của hoạt động “nuôi hổ bảo tồn,” ENV cho rằng không có bất cứ cơ sở nào trong những cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam đang thực hiện đúng.

Cho đến nay, các quy định quản lý đối với các cơ sở nuôi nhốt hổ và động vật hoang dã (ĐVHD) khác “không vì mục đích thương mại” vẫn còn chưa toàn diện và chưa giải quyết được bài toán đóng góp cho công tác “bảo tồn hổ”.

Theo quy định hiện hành, tại những cơ sở nuôi hổ “không vì mục đích thương mại” này, chủ cơ sở không bị yêu cầu kiểm soát sinh sản hay đảm bảo nguồn gene thuần chủng, khỏe mạnh của hổ và các loài ĐVHD khác mà chỉ cần thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi. Việc xử lý hổ hay các loài ĐVHD chết tại những cơ sở này hay trong trường hợp cơ sở bị hủy mã số/rút giấy phép cũng chưa được quy định.

Theo ENV, nuôi hổ để bảo tồn là nuôi với mục tiêu phục hồi, tái thả về môi trường tự nhiên. Đây là một quá trình lâu dài, tốn kém và đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể cũng như đặt dưới sự giám sát chặt chẽ.

Hiện nay, các cơ sở không phân biệt được các phụ loài hổ, việc nuôi nhốt chung giữa các phân loài dẫn đến di truyền cận huyết; thế hệ F1 sinh ra không có khả năng thích nghi hay có ý nghĩa đối với bảo tồn hổ tự nhiên ở Việt Nam.

nuoi-ho.jpg

Cần thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ

Bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc ENV cho biết, trong bối cảnh hiện nay, việc thắt chặt quản lý của các cơ sở nuôi nhốt hổ không vì mục đích thương mại là vô cùng cần thiết, không chỉ để đảm bảo hoạt động này góp phần cho công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên tại Việt Nam mà còn thực hiện hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên từ năm 1994.

Chính vì thế, tới đây, trong khuôn khổ chương trình quốc gia về bảo tồn hổ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam cũng như thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi, theo yêu cầu bảo tồn.

Tới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành hoạt động điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi (thực hiện qua hồ sơ gen, hình ảnh, gắn chip điện tử…)

ENV cũng đề xuất Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan để thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.

Trước mắt, Việt Nam cần ban hành một chính sách chuyên biệt với hoạt động nuôi nhốt hổ, trong đó có quy định kiểm soát sinh sản đối với hổ nuôi nhốt nhằm đảm bảo duy trì số lượng hổ chỉ ở mức hỗ trợ cho công tác bảo tồn, cũng như xây dựng các cơ chế giám sát để đảm bảo các cơ sở không tham gia vào bất kỳ hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép nào.

Về lâu dài, Việt Nam cần xem xét xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng để ngăn chặn việc các đối tượng lợi dụng vỏ bọc cơ sở nuôi hổ không vì mục đích thương mại để thực hiện các hoạt động buôn bán đông hoang dã trái phép.

Nguồn:Theo Đời sống – Tri thức cuộc sống https://doisong.trithuccuocsong.vn

Leave A Reply

three × one =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.