Vận động người dân giao nộp 7 cá thể gà lôi trắng quý hiếm

0
Các cá thể gà lôi trắng được gia đình anh Dũng nuôi từ năm 2016. Ảnh: CTV.

Các cá thể gà lôi trắng được gia đình anh Dũng nuôi từ năm 2016. Ảnh: CTV.

Ngày 1/9, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương làm thủ tục, hồ sơ và tiếp nhận, chăm sóc, cứu hộ 7 cá thể gà lôi trắng quý hiếm của người dân tại thôn Bắc, xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên.

Các cá thể gà lôi trắng gồm 5 cả thể trưởng thành và 2 cá thể nhỏ, được anh Trần Văn Dũng, sinh năm 1986, trú tại xã Phục Lỗ, huyện Thuỷ Nguyên nuôi từ năm 2016 theo giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Chi cục Kiểm lâm thành phố Hải Phòng cấp.

Theo hồ sơ, trong số gà lôi này có 2 con được ông Nguyễn Đức Phong, trú tại huyện An Lão cho ông Trần Văn Dũng vào ngày 18/8/2014 và 2 con được ông Dũng mua lại từ ông Trần Văn Trường, trú tại Hưng Yên vào ngày 8/10/2019 (có xác nhận của cơ quan chức năng).

Trong quá trình nuôi, gia đình ông Dũng chấp hành các quy định của pháp luật về gây nuôi động vật hoang dã và đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã số cơ sở gửi CITES Việt Nam đối với loài gà lôi trắng nhưng đến nay vẫn chưa được cấp. Do đó, sau khi được sự vận động, tuyên truyền của cán bộ Hạt Kiểm lâm liên huyện, gia đình ông Dũng đã tự nguyện giao nộp các cá thể gà lôi trắng trên cho nhà nước để chăm sóc và bảo tồn, khi đủ điều kiện sẽ tái thả về tự nhiên.

Anh Dũng bàn giao 7 cá thể gà lôi trắng cho lực lượng kiểm lâm cùng đại diện Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: CTV.

Anh Dũng bàn giao 7 cá thể gà lôi trắng cho lực lượng kiểm lâm cùng đại diện Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: CTV.

Theo Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng, gà lôi trắng có tên khoa học là lophura nycthemera, là một loài chim lớn thuộc họ trĩ, bộ gà, có chiều dài khoảng 125 cm có chiều dài khoảng 125 cm. Gà trống và gà mái khi còn nhỏ có chung màu lông nâu, có những dải lông màu đen. Gà trống đến tuổi trưởng thành sẽ chuyển sang màu trắng, đuôi dài, mặt đỏ nhung, chân đỏ tía.

Trên thế giới có 15 phân loài gà lôi trắng được công nhận, phân bố từ đông Myanmar đến Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Hầu hết các phân loài còn phổ biến trong hoang dã, riêng các phân loài whiteheadi ở Hải Nam, engelbachi ở nam Lào và annamensis ở miền Nam Việt Nam khá hiếm và đang bị đe dọa.

Thực hiện Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đều có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, các quận huyện và các đơn vị thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã, các loài chim di cư.

Trong đó, Sở NN-PTNT Hải Phòng được giao chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Ngày 7/5/2024, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Vườn quốc gia Cúc Phương đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng tiến hành xác minh và cứu hộ một cá thể vượn đen má hung cực kỳ quý hiếm đi lạc được anh Lương Văn Thế, tại đường đê Ngự Hàm, Tràng Cát, Hải An, Hải Phòng bắt được.

Leave A Reply

twenty − 6 =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.