Số lượng hổ ở Tây Nguyên đang giảm đáng kể

0

Do nhiều tác động của con người và sự biến đổi của môi trường, cuộc sống của loài hổ (Panthera tigris) ở Tây Nguyên đang bị đe dọa và số lượng bị giảm đáng kể. Nhiều khu rừng trước đây khá nhiều hổ thì nay đã mất dạng.

Cuộc sống của loài hổ gắn liền với môi trường rừng và điều kiện tự nhiên của khu vực. Với bản năng săn mồi là các
loài thú lớn, nhỏ, hổ ít khi sống bầy đàn trong rừng mà thường sống đơn lẻ Ở Đắk Lắk, trước đây loài hổ phân bố
nhiều tại các khu rừng rậm thuộc các địa bàn rừng Yok Đôn, vùng biên giới Buôn Đôn, Ea Súp, sống trên rừng núi Cư Yang Sin (huyện Krông Bông); trong khu rừng rậm Nam Kar (huyện Lắc), Buôn Za Wầm (huyện Cư M’ga), Ea Sô (huyện Ea Kar) và các khu rừng bên trảng cỏ các huyện M’Đrắc, Krông Năng, Ea H’leo. Suốt thời gian dài với nhiều biến động về điều kiện tự nhiên dưới tác động của con người, môi trường sống của loài hổ bị thu hẹp dần.
Hơn nữa, từ lâu nhiều người vẫn coi các sản phẩm của chúa sơn lâm là rất quý giá, như cao hổ là thuốc chữa bệnh; da
và móng vuốt hổ để trưng bày và làm trang sức. Do vậy, loài hổ đã trở thành đối tượng được nhiều kẻ săn lùng và tìm kiếm. Cách đây 20-25 năm, trong khu rừng rậm Nam Kar là khu bảo tồn thiên nhiên có nhiều cá thể hổ sinh sống cùng với nhiều loài động vật hoang dã tại đây, nhưng nay hổ ở đây đã hoàn toàn biến mất.
Các khu rừng rậm nguyên sinh thuộc các huyện Cư M’Gar, Krông Năng, Ea H’elo, vùng biên giới Buôn đôn, Ea Súp trước
đây có khá nhiều động vật hoang dã và nhiều cá thể hổ, nhưng nay rất hiếm hoi. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô,
cách đây hơn chục năm các nhà khoa học vẫn thấy dấu vết hổ sinh sống. Do nạn săn trộm và sự tàn phá rừng, các loại động vật quý hiếm của khu đa dạng sinh học này như bò tót, bò rừng đang bị chỉ tồn tại rất ít, loài hổ và hươu đầm lầy là động vật rất quý ở đây nay cũng không còn. Theo các nhà khoa học, hiện nay chỉ còn một số cá thể hổ đang sống trong rừng Vườn quốc gia Yor Đôn và Vườn quốc gia Cư Yang Sin. Tuy vậy, số cá thể hổ ít ỏi này vẫn đang bị thu hẹp môi trường sinh sống và bị đe dọa gay gắt hơn. Nếu công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã không được đẩy mạnh thì một ngày không xa chúa sơn lâm sẽ bị tuyệt chủng./.

Nguồn:TTXVN

Leave A Reply

five + twelve =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.