ĐIỂM BÁO LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (Ngày 18 tháng 07 năm 2018)

0

Lợi ích kinh tế từ bảo vệ và phát triển rừng

Măng Đen nổi lên như là một điểm đến hập dẫn của các nhà đầu tư khi đến với Kon Tum. Yêu cầu phát triển đã khiến sinh cảnh của “Đà Lạt thứ 2” bị đe dọa nếu không cân nhắc.

Những gì còn sót lại của một cánh rừng đã bị phá trắng để phục vụ cho các dự án Nông nghiệp sách Công nghệ cao ở xã Măng Canh, huyện Kon P’Long, tỉnh Kon Tum thật xót xa. Vì cái lợi trước mắt mà nhiều diện tích rừng nguyên sinh quý hiếm, được xem như là báu vật của Tây Nguyên bị triệt phá. Rừng mất, nhưng đến giờ phút này thì dự án đầu tư vẫn yên ắng, thậm chí còn bỏ hoang.

Những ngọn đồi trống trước đây là cánh rừng nguyên sinh, tất cả đã bị triệt phá để lấy đất trồng cây công nghiệp. Chủ nhân của khu trang trại này không phải là người địa phương, họ lên đây đầu tư theo kiểu bao chiếm. Thêm vào đó việc thu hồi cả 400 hec ta đấ trừng của người dân giao cho các nhà đầu tư phát triển các đại dự án nông nghiệp sạch, công nghệ cao đã khiến môi trường. sinh cảnh bị phá vỡ, đời sống của người dân cũng xáo trộn. Quan ngại hơn là rừng càng ngày càng thu hẹp.

Măng Đen đang được kỳ vọng là trung tâm sản xuất nông nghiệp sạch của Kon Tum và Tây Nguyên; hiện nay tỉnh này đang tiếp tục triển khai thêm một dự án với tổng diện tích lên đến 500 héc ta, trong đó có cả rừng nguyên sinh có khả năng bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Đây là vấn đề mà tỉnh Kon Tum cần cân nhắc. Bởi khi rừng không còn thì tham vọng phát triển Măng Đen thành Khu Du lịch sinh thái cũng mãi chỉ là dự án mà thôi. (VTVNews 17/7) Về đầu trang

http://vtv.vn/vtv8/loi-ich-kinh-te-tu-bao-ve-va-phat-trien-rung-20180717154207117.htm

Bộ NNPTNT lên kế hoạch khẩn cấp chống buôn bán ngà voi, sừng tê giác

Mục tiêu của kế hoạch nhằm đưa ra một kế hoạch cụ thể thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống, đấu tranh với buôn bán trái pháp luật ngà voi, sừng tê giác đến, đi và trong Việt Nam.

Việt Nam được coi là nước trung chuyển cho hoạt động buôn bán động vật hoang dã có nguồn gốc nước ngoài xuyên biên giới và xuyên châu lục. Các hoạt động buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi, sừng tế giác không chỉ tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, các mục tiêu bảo tồn, sinh kế bền vững của người dân mà còn làm giảm sút hiệu quả nỗ lực quản lý, kiểm soát và thực thi pháp luật đối với buôn bán động thực vật hoang dã.

Tê giác và voi là hai loài động vật nguy cấp, quý hiếm trên giới, không chỉ đóng vai trò nhất định trong hệ sinh thái mà còn mang tính biểu tượng cao đối với hình ảnh nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở châu Phi.

Tuy nhiên, trong những thập kỷ vừa qua, số lượng tê giác và voi bị suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt trái phép. Tại Việt Nam, tê giác được cho là đã tuyệt chủng sau khi cá thể cuối cùng được tìm thấy bị bắn hạ tại Vườn Quốc gia Cát Tiên năm 2010.

Với số lượng quần thể khoảng 104 – 134 cá thể, voi hoang dã tại Việt Nam chủ yếu phân bố tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ và đang được đưa vào Kế hoạch khẩn cấp vào tồn voi để có hướng phát triển đàn.

Điều đáng buồn là, vấn nạn buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã, cụ thể là ngà voi và sừng tê giác vẫn diễn ra ở quy mô nhất định, gây khó khăn, trở ngại cho công tác quản lý, kiểm soát.

Theo thống kê của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, từ năm 2016 đến đầu 2017, các cơ quan thực thi pháp luật đã điều tra, bắt giữ hàng chục vụ buôn bán, tàng trữ mẫu vật ngà voi, sừng tê giác, cụ thể bao gồm trên 12 tấn ngà voi, 230kg sừng tê giác.

Tổng hợp kết quả điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết vi phạm hành chính trong giai đoạn từ tháng 10.2016 – 12.2017 đối với các vụ việc liên quan đến xuất nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, chế biến, tàng trữ, quảng cáo, sử dụng trái pháp luật động thực vật hoang dã, bao gồm ngà voi và sừng tê giác cho thấy, trong số 87 vụ án/127 bị cáo, đã có 37 bị cáo bị phạt tù dưới 3 năm và 3 bị cáo bị phạt tù từ 3 – 7 năm.

Tuy nhiên, theo đánh giá, việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến quản lý buôn bán động vật hoang dã còn khó khăn. Việc Bộ luật Hình sự sửa đổi 2015 chính có hiệu lực từ năm 2018 với những điều khoản mới về tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã và động vật hoang dã quý hiếm là sự thay đổi lớn, giúp định hình khung hình phạt, đồng thời tăng nặng mức phạt hình sự, gia tăng sự răn đe.

Dù vậy, việc ban hành một kế hoạch hành động cấp quốc gia nhằm thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm kiểm soát vấn nạn buôn bán trái pháp luật ngà voi, sừng tê giác là vô cùng cần thiết.

Đây chính là lý do khiến Bộ NNPTNT vừa ra Quyết định 2713/QĐ-BNN-TCLN ngày 10.7.2018 ban hành Kế hoạch hành động ngà voi, sừng tê giác giai đoạn 2018 – 2020 (kế hoạch NIRAP) nhằm đưa ra một kế hoạch cụ thể thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống, đấu tranh với buôn bán trái pháp luật ngà voi, sừng tê giác đến, đi và trong Việt Nam trong giai đoạn 30 tháng.

Kế hoạch được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách có liên quan trong ngắn hạn, đồng thời góp phần giảm thiểu, dần xóa bỏ vấn nạn buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã.

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch NIRAP nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý có liên quan đến kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã, trong đó có ngà voi, sừng tê giác; hướng tới nâng cao năng lực thực thi pháp luật, tăng cường phối hợp liên ngành thông qua các hoạt động tăng cường năng lực, kỹ năng phục vụ công tác nghiệp vụ, chuyên môn từ điều tra, truy tố, xét xử loại hình tội phạm có liên quan.

Kế hoạch này còn góp phần tăng cường hợp tác xuyên biên giới, hợp tác trong khu vực và quốc tế; tập trung giải quyết vấn đề nhu cầu thị trường trong nước đối với sản phẩm ngà voi, sừng tê giác; hướng tới thiết lập một hệ thống thông tin theo chuỗi về các vụ bắt giữ ngà voi, sừng tê giác… (Dân Việt 17/7) Về đầu trang

http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/bo-nnptnt-len-ke-hoach-khan-cap-chong-buon-ban-nga-voi-sung-te-giac-895627.html

Quảng Trị: “Cây đại thụ” trên đỉnh Trường Sơn

Ở ngôi làng nhỏ nằm lọt thỏm giữa bốn bề rừng núi phía Tây Quảng Trị, có một người cựu binh đã và đang dành hết tâm sức để bảo vệ màu xanh của núi rừng. Không những thế, ông còn là nơi nương tựa của những đứa trẻ mồ côi.

Từ thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vào đến đỉnh A Dơi mất gần non nửa ngày đường chạy xe máy vượt đèo leo dốc. Khi bánh xe chạm đến địa phận thôn Prin C, xã A Dơi cũng là lúc trời vừa nhá nhem tối, chúng tôi tìm đến nhà ông Hồ Mơ, thương binh hạng 3/4 – người từng bốn lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Dũng sỹ diệt Mỹ”. Già Mơ năm nay tròn 80 tuổi, mái tóc đã nhuộm màu muối sương nhưng đôi mắt vẫn tinh anh, quắc sáng, giọng nói vẫn âm trầm, hào sảng.

Nhắc nhớ lại thời binh lửa thuở trước, đôi mắt “dũng sỹ” Hồ Mơ ánh lên niềm tự hào khôn xiết. Hồi ấy, chàng trai trẻ Hồ Mơ vừa tròn 17 tuổi, là một trong những thanh niên cường tráng của bản Hê Lơ, giáp đất bạn Lào thuộc xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, bản làng bị tàn phá nên Hồ Mơ sớm nuôi chí căm thù giặc, một lòng đi theo cách mạng. Vào tháng 4/1964, nhờ sự mưu trí, dũng cảm, lại lập được nhiều chiến công nên Hồ Mơ được tín nhiệm giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng B45 – K54, thuộc Quân khu Trị Thiên – Huế.

“Chiến tranh không chừa một bản làng, ngõ xóm nào cả, đạn pháo địch ngày đêm cứ nã mịt mùng, tai ương gieo rắc khắp nơi. Lúc ấy, mình là người có sức khỏe, có sự lanh lợi thì càng phải cùng đồng bào đứng lên chiến đấu giành lại độc lập”, già Mơ quả quyết.

Trong một trận kịch chiến với địch vào mùa xuân năm 1969, khi mặt trận Đường 9 – Nam Lào bước vào giai đoạn ác liệt nhất, Hồ Mơ không may bị thương nặng nên phải di chuyển ra miền Bắc để điều trị. Suốt nhiều năm ròng rã, luân chuyển qua nhiều bệnh viện, trạm quân y khác nhau, đến năm 1981, Hồ Mơ trở về quê hương, mang trong mình thương tật 34% và vĩnh viễn mất một nửa ống chân vì bom đạn chiến tranh. Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương cũ lại đau nhức, việc đi lại của già gặp nhiều khó khăn, vất vả. Tuy vậy, già Mơ vẫn tiếp tục tham gia vào những công việc khác, phục vụ cho quân đội cho đến năm 1985 thì về nghỉ hưu.

Đến giờ, dẫu đã ngót mấy chục mùa rẫy song ký ức về những ngày đầu về sống ở thôn Prin C vẫn còn vẹn nguyên trong lòng già Mơ. Lúc đó, già phải làm đủ việc để mưu sinh. Dù quần quật cả ngày mà cái đói cái nghèo vẫn đeo đẳng, vây ráp. Thế nhưng, bằng nghị lực phi thường và cần cù chăm chỉ, già đã miệt mài khai hoang đất đai ở thung lũng, đào mương dẫn nước từ các khe suối quanh đó về để sản xuất nông nghiệp.

Khi cây lúa, cây rau phủ xanh khắp các thửa ruộng, triền nương, đời sống cũng ổn định hơn thì già Mơ cùng vợ con lại bắt tay vào công cuộc làm hồi sinh lại những mảng rừng bị tàn phá. “Mỗi lần chứng kiến cảnh rừng bị “chảy máu”, tận diệt, là một người con của núi rừng, tôi đau lòng lắm. Nhiều lần tôi phải chui vào rừng vào rú, rình đuổi lâm tặc và tháo dỡ bẫy thú rừng. Sau thấy đi lại bất tiện và việc trông nom cũng khó hiệu quả, thế là tôi quyết định dựng nhà ở luôn trong rừng để tiện cho việc trông nom, bảo vệ”, già Mơ tâm sự.

Chính vì ý nghĩ đó nên ngay cả khi xây dựng ngôi nhà, già Mơ cũng cố gắng thiết kế sao cho tiện bề quan sát nhất. Cả bốn bức tường đều có cửa nhìn ra phía rừng thiêng. Chỉ tay qua ô cửa sổ về phía khoảng rừng xanh rì phía trước, già Mơ kể: “Dạo trước, rừng ở A Dơi bạt ngàn nhưng rồi bom đạn chiến tranh đã cày xới tan hoang. Rồi lại bị lâm tặc phá nát, bị đồng bào phá đốt làm nương rẫy vì tập tục canh tác lạc hậu nên diện tích cứ dần thu hẹp lại, chỉ còn lác đác những cây nhỏ, cỏ dại. Hơn nữa lau lách mọc cao vút che hết ánh sáng nên khiến cây mới cũng rất khó đâm chồi, rừng non lại càng khó mọc”.

Để lấy không gian cho cây đâm chồi nảy lộc, vợ chồng già Mơ cùng các con cầm cuốc, rựa quần quật suốt ngày để phát quang lau cỏ. Nhưng sức người có hạn, dù có cố thì kết quả thu được cũng hết sức hạn chế. “Cái khó ló cái khôn”, già Mơ liền nghĩ ra cách lùa trâu, bò vào một khoảnh rừng đã rào sẵn để cho chúng ăn sạch cỏ, hết khoảnh này đến khoảnh khác nên chẳng mấy chốc mà những gốc cây ở đó đã hồi sinh, đâm chồi xanh mơn mởn.

“Ngày mới vỡ đất khai hoang, khi mặt trời còn chưa mọc là cả nhà tôi lại chuẩn bị vài củ sắn, quả ngô rồi dắt díu nhau vào rừng. Vất vả, lam lũ lắm. Rừng thì hoang vu, quanh đi quẩn lại chỉ làm bạn với cây cối, chim muông, buồn đứt ruột. Nhiều người thấy thế liền bảo tôi là “lão gàn”, nhưng tôi kệ. Cứ nghĩ trời không phụ lòng người nên cứ thế mà cố gắng thôi”, già Mơ nhớ lại.

Cứ thế, hàng chục năm qua, già Hồ Mơ như người “kiểm lâm” tận tụy ngày đêm canh giữ, bảo vệ những cánh rừng, không cho ai chặt phá, hủy hoại. Vừa làm ông vừa nhắc nhở, vận động bà con trong bản làm theo nên được mọi người rất đồng tình hưởng ứng, tình trạng chặt phá làm rẫy hay cháy rừng cũng chấm dứt.

Không ra sức bảo vệ màu xanh của núi rừng, mà từ nhiều năm nay, già Mơ còn là nơi nương tựa của nhiều đứa trẻ mồ côi. Cái duyên cưu mang, nuôi nấng trẻ mồ côi đến với già cũng khá tình cờ, bắt đầu từ năm 1980. Thời đó, bản làng của già nghèo lắm, nạn đói hoành hành triền miên. Để có cái ăn, từ người già đến trẻ nhỏ phải quăng quật suốt ngày trên nương rẫy từ tinh mơ đến sẩm tối. Năm nào trời thương thì có bữa sắn độn cơm, gặp năm mất mùa thì sắn hay măng rừng cũng khó kiếm. Bởi vậy, miếng ăn chưa đủ, manh áo chẳng lành khiến sức khỏe của bà con không được đảm bảo, nhiều cặp vợ chồng đổ bệnh lại không có thuốc men chữa trị kịp thời nên qua đời.

Cha mẹ mất đi để lại những đứa con nheo nhóc “cù bất cù bơ”, không nơi nương tựa, thậm chí có những đứa còn bị bỏ rơi ngay từ lúc mới lọt lòng. Chúng lang thang như con thú giữa rừng rú kiếm ăn, vạ vật bạ đâu ngủ đó. Thấy vậy, già Mơ động lòng thương xót, rồi khăn đùm khăn gói lội suối băng rừng đến bồng bế từng đứa về nuôi dưỡng như con đẻ. Trong sự kham khổ thiếu thốn trăm bề, cả gia đình già đùm bọc, chia sẻ với nhau từng củ sắn, củ mài, bữa rau, bữa cháo đạm bạc qua ngày.

“Cả bản làng, tôi là người đông con cháu nhất, đứa nào cũng chăm ngoan và sống tử tế. Tôi thương chúng như con ruột, chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ. Bây giờ đến lúc chúng đủ lông đủ cánh ra đời bươn chải rồi nhưng tôi vẫn còn lo lắm. Mỗi một mùa rẫy mà bọn trẻ không về là nhớ quay nhớ quắt, đứng ngồi không yên”, già Mơ bộc bạch.

Tính từ năm 1980 đến nay, già Mơ đã chăm nuôi cho 17 trẻ mồ côi cha mẹ, trong đó có những trẻ ở các bản làng bên nước bạn Lào, có bà con, họ hàng với người Việt. 17 đứa là 17 câu chuyện khác nhau nhưng tựu chung đều giống nhau ở chỗ: Chúng đều có quá khứ bất hạnh, tủi buồn. Bởi vậy, khi đưa chúng về, già Mơ luôn tìm cách để bù đắp tình cảm cho các con, đứa nào cũng được chăm bẵm, nuôi nấng và cho ăn học tới nơi tới chốn. Đến khi các con đã trưởng thành, già lại đứng ra dựng vợ gả chồng rồi cho mỗi đứa con một nếp nhà sàn, cho trâu bò để lấy vốn làm ăn.

“Mình sống ở đời phải có cái tình người chứ đâu phải vô tri như cục đá, viên sỏi lăn lóc được. Thấy con cháu sống vui vẻ, thành người, lại biết yêu thương đùm bọc nhau là bố vui cái bụng lắm rồi. Đời bố thế là trọn vẹn”, già Mơ tâm sự.

Để phát triển kinh tế gia đình và có thêm đồng ra đồng vào, chăm lo cho những đứa con, ngoài trồng rừng, già Mơ rất tích cực đầu tư thâm canh trồng lúa nước. Bên cạnh đó, tận dụng tiềm năng đồng cỏ sẵn có, già còn mở rộng chăn nuôi trâu bò, lợn gà, rồi trồng thêm cây hồ tiêu, cà phê… Nhờ sự cần cù chịu thương chịu khó cộng với sáng bụng trong làm ăn nên gia đình già không những có của ăn của để mà còn tham gia giúp đỡ bà con trong bản có hoàn cảnh khó khăn. Để cho bà con thuận tiện trong việc di chuyển, già sẵn sàng bỏ tiền ra để mở đường, hay mỗi khi nghe tin nhà nào bị mất mùa hay đói kém, già lại bảo các con đem tiền, gạo đến từng hộ để cứu trợ; đem con, cây giống để giúp họ gây dựng lại cơ nghiệp.

Giờ, mỗi khi đứng nhìn những cánh rừng xa xanh thẳm, lòng già Mơ lại ngập tràn hạnh phúc. Từ hai bàn tay trắng, già đã từng bước bắt “đất cằn phải nở hoa”. Và, vùng đất biên cương nắng gió trên đỉnh Trường Sơn này cũng trân trọng và biết ơn lắm người cựu chiến binh “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”, hết lòng vì bản làng và cộng đồng dân tộc mình như Hồ Mơ. Cuộc đời già là nối dài những cống hiến vì sự bình yên và phát triển của vùng đất biên viễn xa xôi, khuất nẻo này từ những ngày bị áp bức đến quá trình đấu tranh cách mạng và trong cả công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội ngày nay. Già chả khác gì một “cây đại thụ” ở miền Tây Quảng Trị. (Công Lý Online 18/7) Về đầu trang

http://congly.vn/xa-hoi/doi-song/cay-dai-thu-tren-dinh-truong-son-261004.html

 

Tạm giữ cây “khủng” lưu thông trên QL1 Quảng Ngãi

Chiều ngày 17/7, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang tạm giữ xe tải chở cây “khủng” khi đang trên đường từ Phú Yên ra phía Bắc.

Theo Thiếu tá Lê Minh Hoàng, Đội trưởng Đội tuần tra dẫn đoàn, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (Công an Quảng Ngãi), chiếc xe bị tạm giữ mang BKS 15C-279.96 kéo theo rơ-moóc BKS 15R-09258.

Trước đó, vào khoảng 4 giờ ngày 14/7, lực lượng chức năng nhận được tin báo xe này chở cây “siêu khủng” qua trạm thu phí Thiên Tân (Quảng Ngãi) trên QL1 và bố trí lực lượng chốt chặn ở đầu phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, không thấy xe này đi qua.

Đến ngày 16/7, lực lượng CSGT đã phát hiện chiếc xe tải cùng rơ-moóc đang trốn tại một bãi đất trống ở khu vực Dốc Sỏi (huyện Bình Sơn). Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, tài xế Bùi Văn Sang và phụ xe là Đoàn Minh Mão (cùng ngụ Hải Phòng) tỏ ra bất hợp tác, khóa cửa xe suốt nhiều giờ.

Công an tỉnh Quảng Ngãi huy động cảnh sát cơ động, công an kinh tế, thanh tra giao thông và mời lực lượng kiểm lâm vào cuộc truy xuất nguồn gốc cây để xử lý vi phạm.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng Quảng Ngãi xác định xe tải chở cây đa sộp, không có giấy phép lưu hành đặc biệt. Qua quan sát, cây đa sộp này dài 25m, đoạn cao nhất hơn 4m và bề ngang gần 4m.

Hiện chiếc xe tải cùng “quái thú” đang bị tạm giữ tại bến xe Chín Nghĩa (TP Quảng Ngãi) để chờ xử lý. (Giao Thông 18/7, tr14; Thanh Niên 18/7, tr9; Atgt.vn 17/7; Đời Sống & Pháp Luật Online 17/7; Sài Gòn Giải Phóng Online 17/7; Thanh Niên Online 17/7; News.zing.vn 17/7; Lao Động Online 17/7) Về đầu trang

http://www.atgt.vn/tam-giu-cay-khung-luu-thong-tren-ql1-quang-ngai-d264670.html

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/quang-ngai-tam-giu-xe-tai-cho-cay-co-thu-dai-25-m-a236752.html

 

Phát hiện vụ vận chuyển tê tê từ Móng Cái về Hải Phòng

Trong quá trình kiểm tra phương tiện, PA81-CAHP cùng lực lượng CSGT Trạm CSGT Lưu Kiếm, Hạt Kiểm lâm Thủy Nguyên đã phát hiện 1 vụ vận chuyển hàng tê tê về Hải Phòng.

Sự việc được phát hiện vào lúc 15h15 ngày 16/7, trên tuyến QL10 thuộc địa bàn huyện Thuỷ Nguyên khi lực lượng cảnh sát giao thông Trạm Cảnh sát giao thông Lưu Kiếm, Hạt kiểm lâm Thủy Nguyên và PA81 tiến hành kiểm tra xe ô tô Ford Transit BKS: 15B-02523 do Ngô Văn Dương, 41 tuổi (ĐKTT ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) điều khiển phát hiện có 2 cá thể tê tê giấu trong thùng carton vận chuyển trái phép từ Móng Cái về Hải Phòng.

Tại cơ quan công an, phụ xe Lưu Văn Thường, 34 tuổi (Thủy Nguyên, Hải Phòng) khai nhận thùng carton trên từ một người đàn ông tại bến xe Móng Cái vận chuyển về Hải Phòng, giao cho người nhận theo số điện thoại ghi trên thùng hàng với cước phí 100.000 đồng.

Vụ việc được bàn giao cho Công an huyện Thuỷ Nguyên thụ lý giải quyết, các cá thể tê tê được bàn giao cho lực lượng kiểm lâm làm thủ tục chuyển về Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Cúc Phương kiểm tra sức khoẻ và thả về môi trường tự nhiên. (Giadinh.net.vn 17/7) Về đầu trang

http://giadinh.net.vn/phap-luat/phat-hien-vu-van-chuyen-te-te-tu-mong-cai-ve-hai-phong-20180717180246871.htm

 

Yên Bái: Diện tích rừng trồng mới đạt 12.000 ha

Đến nay, diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái ước đạt 12.000 ha, bằng 80% kế hoạch năm, tăng 1,2% so với cùng kỳ 2017.

Thời gian qua, công tác phát triển rừng được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm chỉ đạo, nhất là chăm sóc, khoanh nuôi, tái sinh rừng.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo ươm, chăm sóc trên 88,48 triệu cây giống lâm nghiệp các loại để phục vụ trồng rừng năm 2018. Số lượng cây giống đủ tiêu chuẩn đã xuất vườn trồng vụ xuân là trên 45,2 triệu cây các loại.

Diện tích rừng trồng mới ước đạt 12.000 ha, bằng 80% kế hoạch năm, tăng 1,2% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, rừng trồng tập trung đạt 10.401 ha, trồng cây phân tán đạt 1.599 ha; tổ chức giao khoán, quản lý, bảo vệ 208.545 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng trồng tự nhiên sản xuất.

Toàn tỉnh cũng khai thác, tiêu thụ trên 248.424 m3 gỗ rừng trồng các loại và 7.329 tấn tre, nứa, vầu; 1.873 tấn măng các loại; 67 tấn tinh dầu quế. Lực lượng chức năng phát hiện 87 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và xử lý 82 vụ, thu nộp ngân sách 238,7 triệu đồng. (Nông Thôn Ngày Nay 18/7, tr10; Baoyenbai.com.vn 17/7) Về đầu trang

http://baoyenbai.com.vn/12/164338/Yen_Bai_trong_moi_12000_ha_rung.htm

 

Tuyên Quang: Ấm no nhờ trồng rừng

Với hơn 3.000ha đất rừng sản xuất, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương là một trong những địa pnương dẫn đầu tỉnh Tuyên Quang về diện tích đất có rừng. Trung bình mỗi năm, những cánh rừng nơi đây cho thu lãi gần 10 tỷ đồng. Từ rừng, nhiều hộ dân đã có cuộc sống ấm no.

Thôn Làng Mông dẫn đầu xã Đông Thọ về diện tích đất rừng. Thôn có 70 hộ dân, hộ nào cũng thực hiện trồng rừng. Trung bình mỗi hộ trồng khoảng 0,7ha. Phong trào trồng rừng được nguời dân nơi đây triển khai thực hiện từ năm 2006. Đăhc biệt, khi cty TNHH MTV lâm nghiệp Sơn Dương thực hiện giao khoán, liên kết với nhân dân thì phong trào trồng rừng phát triển càng mạnh.

Anh Trân Vân Chất, Trưởng thôn Làng Mông cho biết, thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, hiện nay trung bình mỗi ha rừng người dân thu lãi từ 50 – 70 triệu đồng. Từ trồng rùng, nhiều hộ đã có cuộc sống ấm no, trong đó năm 2017 đẵ có 3 hộ thoát nghèo từ rừng.

Gần 25 năm gắn bó với rừng, gia đình anh Trân Văn Lợi, thôn Làng Mông hiểu được giá trị kinh tế của rừng đem lại. Hiện tại gia đình anh có 23ha đất rừng sản xuất và là hộ trồng nhiều rừng nhất ở Đông Thọ.

Anh Lợi cho biết, năm 1993 khi cty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương thực hiện chính sách giao đất cho dân quản lý, bảo vệ, anh nhận 50ha. Sau đó, năm 2006 cơ chế thay đổi, cty có chính sách liên doanh với dân thực hiện trồng rừng theo phương thức cty đầu tư giống, phân bón hướng dẫn kỹ thuật và hưởng lợi 37% còn lại là nhân dân, anh mạnh dạn nhận 16ha.

Sau 8 năm chăm sóc, nâm 2014, bán 6ha rừng đầu tiên, gia đình anh thu lãi hơn 300 triệu đồng. Ngoài 16ha rừng liên doanh, anh Lợi mua đất, khai hoang mở rộng thêm 7ha. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh khai thác từ 2 – 3ha rừng, trừ chi phí cho lãi gần 200 triệu đồng.

Ông Âu Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thọ cho biết, trước đây, việc vận động người dân trồng rừng gặp nhiều khó khăn bởi họ có tâm lý sợ trồng rừng không có lời, không bán được như trồng sắn, trồng ngô. Tuy nhiên, sau 7 năm trồng rừng, nhiều hộ thu lãi vài trăm triệu đồng, hơn hẳn cây sắn, cây ngô, người dân bắát đầu tin tưởng vào hiệu quả của cây rừng đem lại.

Đặc biệt, cty cổ phần Giấy An Hòa và cty cổ phần Woodsland Tuyên Quang trên địa bàn đi vào hoạt động hiệu quả, việc thu mua nguyên liệu gỗ nhanh chóng, thuận tiện, giá ổn định. Vì thế việc vận động trồng rừng cũng gặp nhiều thuận lợi.

Đến nay, toàn xã có hon 3.000ha rừng sản xuất, trong đó l.00ha liên doanh với cty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương và 2.000ha là rừng trong dân. Những thôn có diện tích rừng lớn là Làng Mông, Làng Hào… Từ trồng rừng nhiều hộ đã thoát nghèo, trong đó có 30 hộ thu lãi từ 200 – 350 triệu đồng/năm.

Ông Lưu Quang Đạo, Trưởng thôn Làng Hào cho biết, thôn có 180 hộ dân thì 60% hộ tham gia trồng rừng. Từ đầu năm đến nay, thôn có 4 hộ được thu hoạch với diện tích hơn 6ha rừng. Với giá từ 1,2 -1,6 triệu đồng/m3 như hiện nay, lha rừng người dân thu lãi khoảng hơn 70 triệu đồng. (Nông Nghiệp Việt Nam 18/7, tr6) Về đầu trang https://nongnghiep.vn/am-no-nho-trong-rung-post222791.html

 

Hải Dương: Xử lý 34 vụ vi phạm về bảo vệ rừng

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phát hiện, xử lý 34 vụ vi phạm về bảo vệ rừng.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phát hiện, xử lý 34 vụ vi phạm về bảo vệ rừng gồm: 17 vi phạm thủ tục hành chính trong vận chuyển lâm sản; 5 vụ mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép; 5 vụ phá rừng; 3 vụ vận chuyển lâm sản trái phép; 2 vụ khai thác rừng trái phép và 2 vụ cháy rừng chưa xác định thủ phạm.

Chi cục đã lập biên bản và xử phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng, tịch thu gần 10 m3 gỗ quý hiếm, 6 m3 gỗ tạp và 7,5 tấn gốc rễ cây rừng. (Baohaiduong.vn 17/7) Về đầu trang

http://www.baohaiduong.vn/phap-luat/xu-ly-34-vu-vi-pham-ve-bao-ve-rung-92761

Chư Pưh, Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn trong công tác trồng rừng

Để đảm bảo kế hoạch trồng rừng năm 2018, huyện Chư Pưh (Gia Lai) đang tập trung tháo gỡ khó khăn trong việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân.

Theo kế hoạch, huyện Chư Pưh trồng 320 ha rừng trong năm 2018, trong đó, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn 110 ha, các xã 150 ha và 60 ha trồng rừng phân tán. Đến nay, 197 hộ gia đình đăng ký trồng hơn 202 ha rừng trồng tập trung. Huyện cũng đã triển khai cấp cây giống cho 127 hộ với diện tích hơn 111 ha, hiện đã trồng được hơn 84 ha (đạt 32,3% kế hoạch). Ông Nguyễn Văn Tường-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn-cho biết: “Năm 2018, đơn vị được giao trồng 110 ha. Để công tác trồng rừng đạt hiệu quả, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân có rẫy trên diện tích đất lâm nghiệp đăng ký trồng rừng để được hưởng lợi, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc rừng trồng cho các hộ dân. Đến thời điểm này, đơn vị đã triển khai cho các hộ dân nhận cây giống và trồng được 55 ha, đạt 50% kế hoạch”.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2017-2019, huyện Chư Pưh sẽ triển khai thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng bị lấn chiếm. Trong đó, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn thu hồi trên 520 ha, còn lại 6 xã sẽ thu hồi trên 2.400 ha. Hiện nay, việc xác định ranh giới, lô, khoảnh đối với những diện tích cần thu hồi đã cơ bản hoàn tất. Tuy nhiên, khó khăn nhất là việc gặp gỡ các hộ dân để vận động vì địa bàn rộng và đa phần là đất xâm canh. Ông Lê Quang Vang-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blứ-cho biết: Toàn xã có gần 1.000 ha thuộc diện quy hoạch trồng rừng. Do nhiều người dân ở nơi khác đến xâm canh trên địa bàn nên rất khó thẩm tra. Theo đó, việc vận động, tuyên truyền cần có thời gian, lộ trình.

Về vấn đề này, ông Lê Anh Dục-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pưh-cho biết: Việc thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm gặp khó khăn bởi người dân chưa hiểu được chủ trương của việc thu hồi nên có tâm lý sợ trồng rừng sẽ bị mất đất, chưa thấy được hiệu quả của việc trồng rừng mang lại. Đặc biệt, nhiều hộ dân ở các xã: Ia Peng, Chrôh Pơnan, Ia Piar (huyện Phú Thiện) đến xâm canh trên địa bàn huyện nên khó vận động trồng rừng. Trong khi đó, kinh phí hỗ trợ ban đầu cho người trồng rừng còn hạn chế, chậm giải ngân dẫn đến chậm thời vụ. Thời gian qua, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ các chế độ được Nhà nước ưu đãi, đồng thời đề nghị các cấp quan tâm sớm bố trí kinh phí để đảm bảo công tác trồng rừng kịp tiến độ.

Trước thực tế đó, huyện Chư Pưh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn để đảm bảo chỉ tiêu trồng rừng năm 2018, nhất là đối với những diện tích rừng bị một số hộ dân nơi khác đến lấn chiếm tại xã Ia Phang. Tại cuộc họp triển khai công tác trồng rừng năm 2018, ông Nguyễn Minh Tứ-Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chư Pưh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu UBND huyện gửi văn bản đề nghị UBND huyện Phú Thiện phối hợp xử lý tình trạng xâm canh đất tại các tiểu khu 1116, 1117 (thuộc xã Ia Phang) để đăng ký trồng rừng năm 2018. Bên cạnh đó, UBND xã Ia Phang có văn bản gửi các xã Ia Peng, Ia Piar, Chrôh Pơnan (huyện Phú Thiện) để phối hợp tuyên truyền, vận động các hộ dân xâm canh đất lâm nghiệp trên địa bàn đăng ký trồng rừng. Cùng với đó, các xã thành lập một số tổ công tác xuống các thôn, làng và trực tiếp vào nơi sản xuất của các hộ gia đình có diện tích sản xuất nằm trong diện tích quy hoạch trồng rừng để tuyên truyền, vận động đăng ký tham gia trồng rừng. Nếu các hộ không chịu trồng rừng thì sẽ kiên quyết thu hồi theo quy định. (Baogialai.com.vn 17/7) Về đầu trang

http://baogialai.com.vn/channel/8208/201807/chu-puh-thao-go-kho-khan-trong-cong-tac-trong-rung-5591187/

 

Làm giàu rừng Đồng Nai

Hơn 10.000 m2 rừng nghèo tại Khu Dự Trữ Sinh Quyển Đồng Nai đã được làm giàu bằng cách trồng thêm 500 cây thuộc 5 loài cây bản địa gồm cây gỗ và cây làm thức ăn cho động vật hoang dã nhằm tăng mức độ đa dạng sinh học của khu rừng, qua đó cải thiện các giá trị sinh thái như tạo môi trường sống cho các  loài động vật hoang dã quý hiếm, điều hoà không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đây là hoạt động trong Chương trình trồng và giám sát rừng do Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia khởi sướng với sự ủng hộ của Khu Dự trữ Sinh Quyển Thế giới Đồng Nai và Công ty EXO Travel. Khu rừng được trồng mới cũng sẽ được chăm sóc liên tục trong 4 năm để đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng.

Điểm đặc biệt của chương trình trồng rừng này là người trồng rừng được tự tay điều tra, đánh giá hiện trạng khu rừng trước khi trồng, và liên tục 4 năm sau khi trồng; nhằm thấy rõ tác động đến môi trường và hệ sinh thái mà khu rừng mang lại. Các hoạt động đánh giá chất lượng rừng bao gồm: kiểm đếm số loài động, thực vật, đánh giá mức độ sinh trưởng, tầng tán rừng và chụp ảnh giám sát thảm thực vật.

Khu rừng mới được làm giàu này, sẽ cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Voi chấu á, Bò tót, Hồng hoàng…

Trong ngày trồng rừng, người tham gia còn được tìm hiểu nhiều thông tin thực tế về hiện trạng rừng và các loài hoang dã tại Việt Nam cũng như tại Khu Dự trữ Sinh Quyển Thế giới Đồng Nai. Nhiều trò chơi xây dựng tinh thần nhóm, lấy cảm hứng từ rừng và lối sống xanh thân thiện với môi trường cũng đã được tổ chức nhằm gắn kết người tham gia với nhau và với thiên nhiên.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền – Nhà sáng lập – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, chia sẻ: “Khi diện tích rừng tại Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, chất lượng rừng bị suy giảm, con người phải đối mặt với thiên tai, biến đổi khí hậu và sự biến mất của các loài hoang dã do không còn nơi sinh sống, kiếm ăn”. Bà Huyền cũng cho biết: “Các hoạt động trồng, giám sát rừng và các hoạt động xây dựng tinh thần nhóm đã được thiết kế tỉ mỉ, để người tham gia không chỉ đóng góp trực tiếp vào việc bảo tồn rừng, mà còn gặt hái được những kiến thức, trải nghiệm độc đáo, sáng tạo trong thiên nhiên,  trong một môi trường chuyên nghiệp, cởi mở, sáng tạo và đầy cảm hứng”. (Thiennhien.net 17/7) Về đầu trang

https://www.thiennhien.net/2018/07/17/lam-giau-rung-dong-nai/

 

Giải quyết các vấn đề bức xúc ở vùng biên giới Tây Bắc: Bài 1 – Tập trung tháo gỡ “điểm nóng”

Các huyện Mường Nhé (Điện Biên), Hoàng Su Phì (Hà Giang), Mường Tè (Lai Châu) từng là những “điểm nóng” về hoạt động truyền đạo trái phép, di cư tự do…, gây mất ổn định về an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tìm hiểu nguyên nhân của những “điểm nóng” là việc làm cần thiết, cũng là bài học đối với các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Các tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số. Lợi dụng đời sống khó khăn, trình độ, nhận thức của người dân hạn chế, nhiều đối tượng xúi giục, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trong khi đó, ở một số địa phương, chính quyền cơ sở không nắm chắc tình hình, để từ chỗ chỉ là những vấn đề bức xúc trở thành “điểm nóng”. Nhận thức rõ bất cập, yếu kém, các tổ chức đảng trong khu vực đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các “điểm nóng” với những cách làm hiệu quả.

Cho tới hôm nay, vụ việc hàng nghìn đồng bào dân tộc Mông bỏ gia đình, quê quán đi theo đạo Vàng Chứ, tại huyện Mường Nhé, vẫn là bài học sâu sắc đối với cấp ủy, chính quyền các địa phương về công tác quản lý và mối quan hệ giữa cán bộ với nhân dân. Huyện Mường Nhé có 70% số dân là đồng bào dân tộc Mông. Theo Trưởng bản Huổi Khon 1, xã Nậm Kè Sùng A Kỷ, người Mông vốn thật thà, cuộc sống lại vất vả cho nên khi kẻ xấu nói vào đạo Vàng Chứ “không làm cũng có ăn” thì nghe theo. Không chỉ lôi kéo theo đạo, bọn chúng còn xúi giục, kích động bà con thực hiện các hành vi chống đối chính quyền. Đầu tháng 5-2011, hàng nghìn người Mông ở các địa phương khác tập trung tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè để chờ “vua Mông”. Sự việc khiến tình hình an ninh – trật tự ở địa phương bất ổn, nhiều gia đình bán nhà, bán tài sản để theo kẻ xấu.

Các tỉnh miền núi phía bắc là điểm nóng về di cư tự do và phá rừng trái pháp luật. Trước năm 2007, mỗi năm, tỉnh Hà Giang có hàng trăm hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông ở các huyện vùng cao di cư tự do xuống các huyện vùng thấp trong tỉnh và đi các tỉnh: Đác Lắc, Lâm Đồng, Điện Biên. Tại huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) mỗi năm cũng có hàng trăm lượt người dân từ địa phương khác di cư đến. Huyện Mường Nhé, tại thời điểm thống kê năm 1999, có 11.857 người di cư tự do vào huyện. Tỷ lệ một người định cư “gánh” sáu người di cư khiến cấp ủy, chính quyền địa phương không khỏi lo lắng. Di cư tự do dẫn đến hàng loạt vấn đề, như: phá rừng, buôn bán trái phép chất ma túy, tình hình an ninh – trật tự phức tạp, mua bán tàng trữ vũ khí trái phép, lưu hành tiền giả…

Tại xã Mù Cả, huyện Mường Tè, từ năm 2009 đến 2012, gần 70 hộ dân từ các tỉnh khác “nhảy dù” vào vùng lõi rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà định cư. Để có đất làm nương, các hộ dân đã phá hàng trăm héc-ta rừng nguyên sinh. Tại huyện Mường Nhé, chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, dân di cư tự do phá hàng nghìn héc-ta rừng mà trong đó có hàng trăm héc-ta là rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Ngoài ra, dân di cư tự do không có giấy tờ tùy thân, người lớn không biết chữ và trẻ em không được đi học… Tại nơi ở mới, dù chính quyền địa phương tạo điều kiện, nhưng không đủ cơ sở làm thủ tục nhập khẩu cho người dân. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội phát sinh. Nhiều năm liền, trẻ em ở các cụm dân cư này sinh ra không được cấp giấy khai sinh, không có thẻ bảo hiểm y tế và không được đến trường. Các hộ ở đây hầu hết là hộ nghèo nhưng không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Dựa vào đó, có đối tượng tuyên truyền rằng Nhà nước “bỏ quên” đồng bào, thậm chí kích động người dân có hành vi chống đối khi cán bộ đến tìm hiểu giải quyết vụ việc.

Tại tỉnh Lai Châu thời gian qua không chỉ có điểm nóng về truyền đạo trái phép, di cư tự do mà còn là điểm nóng về việc khiếu kiện đất đai. Tỉnh đã phải huy động nhiều lực lượng đến tuyên truyền, giải thích, đối thoại dài ngày với bà con.

Tháng 3-2012, TAND tỉnh Điện Biên xét xử vụ án tụ tập đông người gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “Vương quốc Mông” tại huyện Mường Nhé. Tám bị cáo là các thanh niên người Mông không phải chủ mưu nhưng có hành vi tham gia tích cực, đều không biết chữ, bị lôi kéo và không biết việc mình làm là trái pháp luật. Trước đó, cũng tại huyện Mường Nhé vào thời điểm năm 1999, Công an tỉnh Lai Châu đã bắt đối tượng cầm đầu truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn là Sùng Phái De cùng với bốn đối tượng khác trong lúc bọn chúng đang vận chuyển bốn chiếc hòm đựng tang vật. Qua vụ việc, nhiều câu hỏi được đặt ra về vai trò của cấp ủy, chính quyền trong triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân. Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên – người trực tiếp tham gia tìm hiểu và giải quyết điểm nóng ở Mường Nhé đánh giá, nguyên nhân của điểm nóng Mường Nhé chính là do dân trí thấp; cán bộ cơ sở năng lực yếu, có lúc không chủ động gần gũi nhân dân để thực hiện các giải pháp tuyên truyền. Chính vì thế mà đạo Vàng Chứ lan rộng nhanh chóng nhưng chính quyền cơ sở không nắm chắc. Ở một số nơi, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm đến cuộc sống của người dân cho dù Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ. Tại một số địa bàn thuộc các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), Hoàng Su Phì (Hà Giang) và Tân Uyên (Lai Châu), còn có tình trạng các tổ chức chính trị cơ sở chưa tổ chức tuyên truyền; hoặc có làm nhưng vì năng lực cán bộ yếu, thiếu trách nhiệm cho nên có làm cũng như không. Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Bí thư Huyện ủy Nậm Pồ nhớ lại, những ngày xuống giải quyết điểm nóng về truyền đạo trái phép tại điểm bản ở các xã Nậm Tin, Nậm Nhừ, Nà Khoa, Na Cô Sa, nhà nào cũng cửa đóng và bản nào cũng treo lá xanh… Người theo đạo không những không gặp gỡ, tiếp xúc với cán bộ, chính quyền địa phương mà còn từ chối mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ.

Đối với vấn đề di cư tự do, đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang cho biết, bộ máy ở cơ sở hoạt động chưa hiệu quả, chưa có nhiều giải pháp giúp người dân ổn định cuộc sống lâu dài là một trong những nguyên nhân căn bản. “Du canh, du cư” là tập quán của đồng bào dân tộc Mông. Do điều kiện tự nhiên ở các xã vùng cao Hà Giang khắc nghiệt, thiếu đất, thiếu nước cộng với phương thức cach tác lạc hậu cho nên sản xuất khó khăn, buộc người dân phải đi tìm vùng đất mới có điều kiện thuận lợi hơn để mưu sinh. Nhiệm vụ của hệ thống chính trị cơ sở là giúp đồng bào đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình. Nhưng nhiều nơi, các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở năng lực hạn chế, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực đồng bào dân tộc kém hiệu quả. Trước năm 2000, nhiều thôn ở vùng cao Hà Giang không có chi bộ, trắng đảng viên. Nơi có chi bộ thì chất lượng hoạt động chưa rõ nét cho nên các chủ trương về đổi mới các mô hình phát triển kinh tế bền vững đối với đồng bào vùng cao không đạt yêu cầu.

Lai Châu là tỉnh có số lượng dân tái định cư để xây dựng các công trình thủy điện lớn nhất cả nước với hơn 10 nghìn hộ. Việc quy hoạch khu tái định cư, triển khai chính sách đền bù tác động lớn đến đời sống nhân dân. Đồng chí Chu Văn Thành, Bí thư Huyện ủy Tân Uyên cho biết: Bài học sâu sắc nhất qua giải quyết việc này là công tác cán bộ. Cán bộ quan liêu, xa dân dẫn đến không hiểu tâm tư, nguyện vọng nhân dân. Một việc nhỏ là khi di chuyển đồng bào Khơ Mú từ trong các bản vùng sâu, vùng xa ra tái định cư ngay chung quanh thị trấn cũng gây ra bức xúc vì cán bộ làm tái định cư không hiểu phong tục, tập quán của người dân. Vốn quen với phương thức sản xuất “cá dưới suối, rau trên rừng”, nay ra nơi ở mới phải thay đổi hoàn toàn môi trường sống, đất sản xuất ít, chi phí đời sống cao, bà con không bắt nhịp cuộc sống mới, dễ chán nản, bị kích động. Trong khi đó, năng lực một số cán bộ hạn chế, việc giải thích, thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ, bồi thường chưa thỏa đáng, thậm chí có nơi còn làm sai. Một số cán bộ của huyện đã bị kỷ luật vì những sai phạm trong thực hiện công tác đền bù, hỗ trợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những bức xúc, tạo thành “điểm nóng”. (Nhân Dân 18/7, tr1+2; Nhân Dân Online 18/7) Về đầu trang

http://nhandan.com.vn/chinhtri/item/37034802-giai-quyet-cac-van-de-buc-xuc-o-vung-bien-gioi-tay-bac.html

 

Phú Thọ: Phát triển kinh tế đồi rừng ở Thanh Sơn

Là một trong những địa phương có diện tích đồi rừng lớn, trong những năm qua, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã có nhiều giải pháp đưa kinh tế đồi rừng trở thành ngành kinh tế chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều xã trong huyện đổi thay từng ngày nhờ phát triển kinh tế đồi rừng.

Ông Hà Văn Huấn, người dân tộc Mường, ở xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn dẫn chúng tôi cùng các cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện và lãnh đạo xã đi thăm khu rừng trồng mới. Những cơn mưa đầu mùa khiến cho lứa cây non ở đây thêm phần xanh tốt, tràn đầy sức sống. Các buổi gặp gỡ, thăm rừng như thế này của cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện và lãnh đạo xã không đơn thuần là những cuộc trao đổi kinh nghiệm về phát triển rừng với người trồng rừng mà mục tiêu chính là còn góp phần giúp kinh tế đồi rừng trở thành ngành chủ lực trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Với đức tính cần cù chịu khó, cộng với tinh thần ham học hỏi, ông Hà Văn Huấn đã gặt hái được nhiều thành công trong phát triển kinh tế đồi rừng. Ông cho biết, gia đình hiện có khoảng hơn 3 ha rừng. Chỗ thì trồng cây lâm nghiệp, chỗ trồng cây ngắn ngày, diện tích đã được phủ kín hết, tăng giá trị trên một diện tích, thu nhập từ kinh tế đồi rừng cũng bảo đảm cuộc sống cho gia đình, bình quân mỗi năm cho thu nhập từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Ở bản Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, gia đình ông Đinh Ngọc Sơn là một trong nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ kinh tế đồi rừng. Ông Sơn chia sẻ, sau nhiều năm gắn bó với rừng, thành công có, thất bại cũng có, ông quyết tâm suy nghĩ làm sao để sống được từ rừng, không thể sống cạnh nguồn tài nguyên to lớn mà cứ đói nghèo mãi. Vừa học, vừa làm, sau nhiều năm cố gắng, đến nay, mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông gồm gần 30 ha rừng, hơn 2.000 gốc thanh long ruột đỏ cho thu hoạch hơn 10 tấn quả/năm. Ngoài ra, gia đình ông Sơn kết hợp chăn nuôi bò, gà… nâng tổng thu nhập lên hơn 400 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Thanh Sơn hiện có hơn 45 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm 73% diện tích đất tự nhiên của huyện. Xác định phát triển kinh tế đồi rừng là hướng đi phù hợp, huyện Thanh Sơn đã ban hành nghị quyết phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 – 2020. Từ định hướng này, Phòng Nông nghiệp huyện đã xây dựng Đề án phát triển kinh tế đồi rừng với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Huyện đã tập trung tháo gỡ các “nút thắt” về cơ chế, chính sách và cách thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế đồi rừng đi đôi với bảo vệ rừng và môi trường.

Sau ba năm thực hiện, đề án đã tạo phong trào thi đua sản xuất tại các xã, thị trấn trong huyện, nhất là các xã, khu thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế đồi rừng với quy mô lớn như các gia trại, trang trại nông, lâm kết hợp; hình thành được vùng sản xuất gỗ nguyên liệu. Huyện cũng làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân bảo vệ và phát triển rừng, pháp lệnh về giống cây trồng, khuyến khích người trồng chè sử dụng các loại phân bón sinh học, bón phân an toàn qua lá nhằm vừa tăng năng suất vừa thân thiện với môi trường, bảo đảm sức khỏe người sử dụng. Các xã chủ động phối hợp Phòng Nông nghiệp huyện tuyên truyền phổ biến lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án của Nhà nước thực hiện trên địa bàn; tập huấn, hướng dẫn người dân thâm canh các cây trồng phát triển kinh tế đồi rừng.

Hằng năm, sản lượng gỗ khai thác toàn huyện đạt hơn 123 nghìn m3; doanh thu của các trang trại đạt hơn 70 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/trang trại/năm. Từ phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhiều hộ đã có đời sống khá và giàu, tiêu biểu như các hộ ông, bà: Đỗ Giang Bân, xã Thắng Sơn, với trang trại tổng hợp quy mô hơn 30 ha, thu nhập hơn một tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương; Phùng Phú Nhân, xã Văn Miếu, với trang trại tổng hợp quy mô gần 8 ha, thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho bảy lao động địa phương; Đỗ Xuân Quang, xã Thục Luyện, trang trại quy mô hơn 30 ha, thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm…

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Sơn Kiều Đức Mạnh cho biết, thời gian qua, huyện chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng. Từ khi ban hành nghị quyết và đề án phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 – 2020, hằng năm, huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể giao cho các xã, thị trấn bảo đảm kế hoạch. Không chỉ đẩy mạnh công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát triển kinh tế và các sản phẩm từ rừng, huyện còn khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trên địa bàn, nhất là doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ. Chủ trương này đã mang lại hiệu quả không nhỏ trong phát triển kinh tế – xã hội. Doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất khi có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, người dân địa phương cũng có thêm việc làm với mức thu nhập ổn định.

Có thể nói, phát triển kinh tế đồi rừng không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho các hộ dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn mà còn góp phần phòng, chống lũ, điều tiết nước; tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, từ đó đưa công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ ngày càng bền vững. (Nhân Dân 18/7, tr1+5; Nhân Dân Online 18/7) Về đầu trang

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/37035802-phat-trien-kinh-te-doi-rung-o-thanh-son.html

 

Bà Rịa – Vũng Tàu: Xâm chiếm đất rừng là vi phạm pháp luật

Sáng 14-7 vừa qua, khoảng 100 người dân ở huyện Xuyên Mộc rủ nhau đem theo cuốc, dao, rựa, cây mì giống vào trồng ở khu vực đất rừng sản xuất do Nhà nước giao cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp BR-VT (trước đây là Lâm trường Xuyên Mộc) quản lý từ năm 1978, 1988 và năm 1996 cho đến nay. Trước tình hình này, lực lượng bảo vệ của công ty và chính quyền địa phương đã có mặt để tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân ngưng việc trồng mì, nhưng không đạt kết quả. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, người dân đã trồng mì trên diện tích gần 10ha thuộc thửa 193, tiểu khu 38 nằm trên địa bàn xã Hoà Hội.

Việc các hộ dân xâm chiếm đất rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp BR-VT để trồng mì nêu trên xảy ra trong thời điểm Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang trong quá trình giải quyết khiếu nại của người dân liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng đất rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp BR-VT trong những năm qua. Theo đó, từ năm 2016, tỉnh BR-VT có chủ trương giao khoán đất rừng sản xuất cho 219 hộ dân ở các xã Hòa Hội, Hòa Hiệp và Xuyên Mộc với các tiêu chí: Trước đây, hộ dân thực tế có canh tác (xâm canh, không kê khai và đóng thuế) tại khu vực đất do công ty quản lý, hiện nay có lao động nhưng không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, có hộ khẩu tại địa bàn các xã nơi có đất công ty đang quản lý. Sau khi rà soát kỹ, xác minh đúng đối tượng, UBND huyện Xuyên Mộc đã lập danh sách 219 hộ dân đủ điều kiện giao khoán đất (mỗi hộ 1ha, thời hạn 20 năm) và được UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, huyện đã tổ chức bốc thăm phân lô giao đất cho hộ dân vào ngày 14-5-2018.

Cần hiểu rằng, chủ trương giao khoán đất rừng sản xuất cho 219 hộ dân nêu trên nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tạo thu nhập cải thiện đời sống, ổn định trật tự xã hội tại địa phương. Việc giao khoán đất được thực hiện bằng hợp đồng giao nhận khoán giữa Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp BR-VT với người dân theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP. Do đó, việc giao khoán đất rừng này không phải là việc Nhà nước giao đất theo quy định của Luật Đất đai.

Tuy nhiên, các hộ dân không nằm trong diện được giao khoán đất rừng sản xuất tiếp tục khiếu kiện. Theo đó, số lượng đơn của người dân xin nhận giao khoán đất tại khu vực do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp BR-VT quản lý đã lên đến hơn 2.300 đơn. Trước tình hình này, UBND tỉnh phải tạm dừng việc giao khoán đất rừng cho các hộ dân, báo cáo sự việc cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét lại vấn đề này một cách thấu đáo theo quy định pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương.

Sự việc người dân tự ý xâm chiếm đất rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp BR-VT quản lý để trồng mì xảy ra sáng 14-7 là sự cố đáng tiếc. Qua công tác quản lý địa bàn, điều tra, xác minh của lực lượng Công an tỉnh cho biết, hiện trên địa bàn huyện Xuyên Mộc có một số kẻ có ý đồ xấu đã lợi dụng lòng cả tin, nhẹ dạ của người dân để lôi kéo tổ chức khiếu kiện vượt cấp gây rối trật tự công cộng, kích động tụ tập đông người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, mà sự việc trồng mì xảy ra sáng 14-7 vừa qua là điển hình.

Hầu hết người dân ở nông thôn đều hiền lành, cần cù, chịu khó, nhưng nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Vì vậy, dễ bị kẻ xấu lôi kéo, kích động gây rối trật tự công cộng, chống đối chính quyền. Để xảy ra vụ việc nêu trên, người dân không chỉ làm mất đi cơ hội được giao khoán đất rừng sản xuất, mà còn đối mặt với nguy cơ bị xử lý về hành vi vi phạm của mình theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai, bảo vệ và phát triển rừng. Chính vì vậy, bà con hết sức cảnh giác, không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, mà cần phải bình tĩnh, hợp tác với chính quyền địa phương ngưng ngay việc xâm chiếm đất rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp BR-VT đang quản lý; Tin tưởng chờ chủ trương và giải pháp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh để giải quyết vụ việc trong thời gian tới. Đối với những kẻ cầm đầu tổ chức gây rối, cơ quan chức năng sẽ sàng lọc và có biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. (Baobariavungtau.com.vn 16/7; Truyền hình TTXVN – Thời Sự lúc 8h ngày 16/7; Truyền hình TTXVN – Thời Sự lúc 17h ngày 16/7) Về đầu trang

http://baobariavungtau.com.vn/thoi-su-binh-luan/201807/xam-chiem-dat-rung-la-vi-pham-phap-luat-804508/

 

Dựng 50km hàng rào điện vẫn chưa thể ngăn xung đột giữa voi và người

Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết, từ đầu tháng 5 đến nay, đàn voi rừng khoảng 15 cá thể liên tục kéo về phá nương rẫy, vườn cây ăn trái của người dân tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán.

Đàn voi thường vào phá nương rẫy của người dân vào ban đêm. Cuộc sống luôn thấp thỏm, bất an, tài sản bị voi phá sạch, hàng trăm hộ sân tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán đang phải gồng mình sống chung với nỗi sợ trên.

Chính quyền địa phương đã phải dùng biện pháp dựng hàng rào điện để ngăn chặn nhưng cũng chưa thể giải quyết triệt để xung đột giữa voi và người.

Khu rẫy của anh Nguyễn Viết Phúc, tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán trồng 1.500 gốc chuối. Chỉ còn 3 tuần nữa số chuối trên sẽ đến kỳ thu hoạch.

Tuy nhiên, sau một đêm đàn voi rừng khoảng 6 con kéo về quật đổ, giẫm nát và ăn gần hết số chuối. Sau nhiều tháng đầu tư, chăm bón, gia đình anh Phúc xem như trắng tay.

“Đàn voi thường lựa đến mùa chuối gần chín chúng mới kéo về ăn. Vì chuối là món ăn voi ưa thích, do đó chỉ trong một đêm, cả rẫy chuối bị đàn voi ăn và quật đổ gần hết. Mùa chuối này, gia đình xem như trắng tay”, anh Phúc cho biết.

Không chỉ phá vườn cây ăn trái, đàn voi còn kéo về quật đổ nhà và chòi canh nương rẫy của người dân để tìm thức ăn, muối. Tổ phản ứng nhanh đối phó xung đột voi rừng với người, thuộc xã Thanh Sơn cho biết, thời gian qua đàn voi khoảng 5 – 12 cá thể thường kéo về phá hoa màu, cây ăn trái và phá chòi canh, ăn cả gạo và bắp của người dân để trong chòi.

Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, đàn voi đã kéo về phá nương rẫy của người dân tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán 35 lần. Nhiều diện tích hoa màu, cây ăn trái của người dân bị voi quật đổ, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân trong khu vực.

Trước tình trạng xung đột gay gắt giữa voi và người, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện dự án khẩn cấp bảo tồn voi đoạn 2014 – 2020 tại Đồng Nai.

Dự án nhằm bảo tồn, phát triển bền vững quần thể voi hoang dã; khôi phục bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm và đa dạng sinh học trong vùng sinh cảnh của voi; ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả xung đột giữa voi và người; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật, kiểm soát các hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép ngà và góp phần bảo tồn các quần thể voi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đặc biệt, từ tháng 7/2017 đến nay hạng mục hàng rào điện ngăn xung đột giữa voi và người đã được Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai đưa vào vận hành. Hàng rào điện được xây dựng với chiều dài 50 km đi qua địa bàn hai huyện Vĩnh Cửu và Định Quán (Đồng Nai).

Ông Lê Việt Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết, qua công tác điều tra cho thấy diện tích vùng sinh cảnh sống của đàn voi rừng ở Đồng Nai là khoảng trên 42.000 ha.

Từ tháng 7/2017 khi hàng rào điện đưa vào vận hành đã bảo vệ được 16.000 ha rừng và diện tích vườn cây ăn trái, nương rẫy với khoảng 50.000 hộ dân thuộc hai huyện Vĩnh Cửu và Định Quán.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và vận hành hàng rào điện ngăn cách giữa vùng sinh cảnh sống của voi và nương rẫy của người dân, đã phát sinh nhiều vấn đề; trong đó, thời gian gần đây voi liên tục kéo về phá nương rẫy hoa màu của người dân.

Ông Lê Việt Dũng cho rằng, voi di chuyển rất nhanh, mỗi ngày phạm vi di chuyển của đàn voi khoảng 20 – 30km. Do đó, khi hàng rào điện được đưa vào vận hành, voi tiếp tục di chuyển dọc theo hàng rào và khi đến khu vực điểm cuối hàng rào điện, chúng lại kéo vào nương rẫy để tìm thức ăn.

Hiện nay có hai đàn voi, mỗi đàn khoảng 6 -7 cá thể đã “định cư” tại khu vực này và thường xuyên vào phá nương rẫy của dân.

Theo ông Dũng, chính vì dự án mới chỉ thực hiện được 50km hàng rào, chưa ngăn hết vùng sinh cảnh sống rừng tự nhiên và vùng canh tác của dân, do đó voi vẫn vào được nương rẫy để tìm thức ăn.

Hiện Chi Cục Kiểm lâm đang kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai và Tổng cục Lâm Nghiệp cho phép tiếp tục xây dựng tiếp khoảng 20 km hàng rào điện tại vị trí phía Bắc từ đường 323 đến giáp sông Đồng Nai, phía Nam từ điểm cuối hàng rào xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) đến điểm cuối xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu) với kinh phí dự kiến khoảng 20 tỷ đồng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho biết, ngày 15/6/2018 UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản về việc phát sinh một số vấn đề thuộc dự án khẩn cấp bảo tồn voi, trong đó chấp thuận việc đầu tư thêm 20 km hàng rào điện cố định để ngăn chặn xung đột giữa voi và người.

Hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục đánh giá để tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai có các phương án xây dựng thêm 20 km hàng rào điện bảo vệ voi.

Theo khảo sát của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, hiện nay đàn voi rừng tại Đồng Nai gồm khoảng 14 – 16 cá thể, có cả voi đực, voi cái và voi con. Đây là giống voi châu Á quý hiếm đang được bảo vệ.

Nhiều năm trở lại đây, trên các cánh rừng của Đồng Nai thường xuyên xảy ra xung đột giữa voi và người. Voi thường kéo về phá hoa màu, cây ăn trái của người dân.

Đỉnh điểm của xung đột là nhiều cá thể voi đã bị chết, một người dân tại huyện Định Quán đã bị voi quật chết trong khi đi bắt cá trong rừng; nhiều diện tích hoa màu, cây ăn trái bị voi phá, gây thiệt hại lớn về kinh tế và tinh thần cho người dân. (Gia Đình & Xã Hội 17/7, tr15; Bnews.vn 16/7) Về đầu trang

http://bnews.vn/dung-50km-hang-rao-dien-van-chua-the-ngan-xung-dot-giua-voi-va-nguoi/90616.html

Đắk Lắk thu hồi đất lâm nghiệp lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng

Tỉnh yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp tiến hành ngay việc xây dựng các phương án giải tỏa thu hồi diện tích rừng, đất rừng lấn chiếm.

Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các địa phương, các chủ rừng như: Công ty TNHH MTV, 2 thành viên lâm nghiệp, Vườn quốc gia… trên địa bàn kiên quyết thu hồi toàn bộ đất lâm nghiệp do các hộ dân lấn chiếm trái phép kể cả phá bỏ các loại cây trồng, những công trình xây dựng để trồng lại rừng theo đúng quy hoạch của Nhà nước đã phê duyệt.

Theo đó, tỉnh tiến hành tổ chức kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân được giao đất, thuê đất để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh xử lý các vụ vi phạm về đất đai, thu hồi đất lâm nghiệp sử dụng trái pháp luật, không thực hiện đúng quy định, chấm dứt tình trạng hợp thức hóa đất phá rừng, sang nhượng đất rừng trái pháp luật.

Tỉnh cũng giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp giữa người dân tại chỗ với các chủ rừng, chủ đầu tư dự án, trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương, chủ rừng có vướng mắc, khó khăn vượt quá khả năng, thẩm quyền giải quyết cần báo cáo, đề xuất ngay với UBND tỉnh và các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, không tạo ra các “điểm nóng”, khiếu kiện đông người…

Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp tiến hành ngay việc xây dựng các phương án giải tỏa thu hồi diện tích rừng, đất rừng lấn chiếm. Trước mắt, các địa phương, doanh nghiệp đã tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tại các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Bông, Ea H’leo, Krông Năng…tự tháo dỡ hàng trăm lán trại, cây trồng làm trên đất lâm nghiệp lấn chiếm trái phép trả lại cho các địa phương, đơn vị có kế hoạch trồng lại rừng.

Mặt khác, đối với các gia đình cố tình chây ì, các đơn vị chức năng, các địa phương kiên quyết cưỡng chế phá phá bỏ hàng chục ha cây trồng ngắn, dài ngày, lán trại để lấy đất trồng lại rừng.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, chỉ riêng từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã có trên 10.500 ha rừng tự nhiên bị phá, lấn chiếm trái phép, trong đó, huyện Ea Súp là địa phương để người dân phá rừng tự nhiên, lấn chiếm đất rừng trái phép nhiều nhất, với trên 9.358 ha, kế đến là huyện Ea H’leo, M’Đắk…. (TTXVN/Bnews.vn 17/7) Về đầu trang

http://bnews.vn/dak-lak-thu-hoi-dat-lam-nghiep-lan-chiem-trai-phep-de-trong-lai-rung/90686.html

Bạc Liêu: Tăng cường quản lý việc gây nuôi động vật hoang dã

Cùng với khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân và các chủ cơ sở gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn tỉnh phát triển, việc quản lý gây nuôi ĐVHD luôn được các ngành chức năng trong tỉnh quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý gây nuôi ĐVHD vẫn còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế, cần sớm được khắc phục.

Toàn tỉnh hiện có 2.433 cơ sở và trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD được cấp phép, với các loài  phổ biến như: cá sấu, nhím, rắn, trăn, heo rừng, cua đinh, ba ba, kỳ đà, gấu… Thời gian qua, nhiều địa phương cùng các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình đăng ký gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài ĐVHD, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình, giảm áp lực săn bắt các loài ĐVHD trong tự nhiên.

Song, bên cạnh đó vẫn còn không ít hộ chăn nuôi ĐVHD chưa tuân thủ quy định của pháp luật về nuôi ÐVHD như chưa khai báo tăng, giảm số lượng cá thể nuôi. Mặt khác, việc sử dụng các sản phẩm của ĐVHD làm thực phẩm không có nguồn gốc hợp pháp tại các nhà hàng, quán ăn vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi; hoạt động mua bán, vận chuyển ĐVHD và các sản phẩm trái pháp luật thường diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi, gây khó khăn cho công tác quản lý ĐVHD.

Ông Đặng Văn Xê, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lợi, cho biết: “Hiện nay, việc quản lý gây nuôi ĐVHD trên địa bàn gặp khá nhiều khó khăn do bà con chỉ nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Chỉ khi vật nuôi bị bệnh hoặc gặp khó khăn về đầu ra thì bà con mới nhờ đến cơ quan chuyên môn hỗ trợ”.

Anh Lê Văn Dự (xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long) chia sẻ: “Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, mấy năm nay tôi xây chuồng để nuôi rắn thương phẩm. Lúc mới nuôi tôi có trình báo với chính quyền địa phương. Tôi cứ tưởng vậy là xong thủ tục, chứ đâu biết phải làm thêm giấy đăng ký chuồng trại, đảm bảo vệ sinh môi trường mới được nuôi…”.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh: “Để khắc phục những bất cập, tồn tại trên, các địa phương cần tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy định về gây nuôi đối với các loại ĐVHD. Đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể, nắm chi tiết từng hộ nuôi để khi có biến động về đàn hoặc có sự cố xảy ra thì kịp thời hỗ trợ người dân, từ đó, làm cơ sở định hướng sản xuất bền vững”.

Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp cùng ngành chức năng và chính quyền các địa phương tổ chức hướng dẫn các cơ sở, hộ dân gây nuôi ÐVHD hoàn thiện khâu xử lý nước thải, chất thải theo quy định; tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc gây nuôi ÐVHD nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Đồng thời chỉ đạo các Hạt kiểm lâm thường xuyên phối hợp với các ngành, Hội, đoàn thể ở địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về quản lý, bảo vệ ĐVHD. Vận động cán bộ, công chức và nhân dân không sử dụng các sản phẩm ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp; vận động nhân dân tự giao nộp ĐVHD bắt được và thả về với môi trường tự nhiên hoặc chuyển giao Trung tâm cứu hộ ĐVHD để chăm sóc cứu chữa các cá thể bị thương trước khi thả về tự nhiên. Tăng cường hoạt động kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi săn bắt, vận chuyển trái phép các loài ÐVHD; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, kinh doanh, sử dụng trái phép các loài ÐVHD và sản phẩm, mẫu vật của các loài ÐVHD. (Baobaclieu.vn 16/7) Về đầu trang

http://www.baobaclieu.vn/nong-nghiep-nong-dan-nong-thon/tang-cuong-quan-ly-viec-gay-nuoi-dong-vat-hoang-da-54134.html

Bắc Kạn: Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Ngày 12/7/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1204/QĐ-UBND Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Theo đó, ông Lục Văn Bạn – Thôn Bản Khúa, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính vận chuyển lâm sản trái pháp luật 63 thanh gỗ Nghiến xẻ nhóm IIA có khối lượng 1,860m3 (quy tròn bằng 2,976m3) và 17 thanh gỗ SP xẻ nhóm VI có khối lượng 1,290m3 (quy tròn bằng 2,064m3) không có hồ sơ lâm sản hợp pháp.

Vì vậy, ông Lục Văn Bạn bị xử phạt hành chính tổng số tiền 55.000.000 đồng (năm mươi năm triệu đồng) theo quy định của Nhà nước; đồng thời bị tịch thu sung quỹ Nhà nước 63 thanh gỗ Nghiến xẻ nhóm IIA có khối lượng 1,860m3 (quy tròn bằng 2,976m3) và 17 thanh gỗ SP xẻ nhóm VI có khối lượng 1,290m3 (quy tròn bằng 2,064m3).

Ông Lục Văn Bạn được trả lại 01 giấy phép lái xe số 190117196180 mang tên Lục Văn Bạn sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 12/7/2018. (Backan.gov.vn 16/7) Về đầu trang

https://www.backan.gov.vn/Pages/hoat-dong-cua-ubnd-tinh-264/thong-tin-khen-thuong-xu-phat-267/xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-quan2-377a0c5029e0a53f.aspx

Kiểm lâm hai tỉnh Phú Yên và Bình Định: Tăng cường giải pháp bảo vệ rừng giáp ranh

Tháng 8/2016, UBND và Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh Phú Yên, Bình Định đã ký kết quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng vùng giáp ranh. Sau gần 2 năm phối hợp, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép đã giảm đáng kể. Lực lượng kiểm lâm hai tỉnh vừa tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai phối hợp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong tình hình mới.

Theo Chi cục Kiểm lâm (Sở NN-PTNT), hai tỉnh Phú Yên và Bình Định có vùng rừng giáp ranh dài trên 50km. Ở địa bàn tỉnh Phú Yên có các xã giáp ranh như Xuân Lộc (TX Sông Cầu), Phú Mỡ, Xuân Lãnh, Đa Lộc (huyện Đồng Xuân), còn ở tỉnh Bình Định thì có các xã Canh Liên, Canh Hòa, Canh Thuận, Canh Hiệp (huyện Vân Canh), Phước Mỹ, các phường Bùi Thị Xuân, Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn). Vùng rừng giáp ranh giữa hai tỉnh nằm xa khu dân cư, địa hình hiểm trở và rừng tự nhiên ở khu vực này giàu trữ lượng, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng giáp ranh này gặp nhiều khó khăn, lâm tặc thường xuyên chặt phá, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Đặc biệt có một số đối tượng lôi kéo, xúi giục, thuê mướn người vào rừng khai thác trái phép kéo dài nhiều năm. Mặt khác, do đời sống người dân miền núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, nhận thức còn hạn chế nên có hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra rất phức tạp…

Ông Lê Văn Bé, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Phú Yên, cho biết: Trước tình hình phức tạp này, UBND và Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh Phú Yên, Bình Định đã ký kết quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng vùng giáp ranh.

Ông Lê Văn Bé cho biết: Qua gần 2 năm thực hiện quy chế phối hợp, lực lượng kiểm lâm hai tỉnh đã phối hợp xử lý nhiều vụ vi phạm. Tại điểm chốt xã Đa Lộc, lực lượng kiểm lâm hai tỉnh đã phát hiện và lập biên bản 2 vụ, tịch thu tang vật khoảng 0,5m3 gỗ chò và 150kg than hầm.

Tại điểm chốt xã Phú Mỡ, cũng phát hiện và lập biên bản 2 vụ, tịch thu khoảng 1.000kg than hầm, hơn 220 cây cồng. Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân cùng UBND xã Phú Mỡ phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh để xác lập hồ sơ vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép tại các tiểu khu 373, 378, 379 (thuộc xã Liên Canh) của 31 hộ dân ở thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ.

Hạt Kiểm lâm TX Sông Cầu phối hợp với Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước – TP Quy Nhơn và chính quyền địa phương vùng giáp ranh tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét tại các tiểu khu 7, 10 (vùng giáp ranh giữa hai xã Xuân Lộc và Phước Mỹ). Qua các đợt tuần tra này đã phá hủy 33 lò than, tiêu hủy tại rừng hơn 5.500kg than hầm.

Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm của hai địa phương này còn phối hợp tuần tra, kiểm soát lâm sản vận chuyển trên các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 1D, đã tịch thu hơn 615kg cây cồng tía và phạt vi phạm hành chính 3 triệu đồng. Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Chi Cục phó phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, tại địa bàn huyện Vân Canh, lực lượng kiểm lâm của hai tỉnh đã phối hợp truy quét 6 đợt, phá hủy 11 lò than hầm, tịch thu gần 5.500kg than hầm, 3 ster củi, 1 cưa máy, phá hủy 2 lán trại xây dựng trái phép tại các tiểu khu 363A, 363B, 352…

Ông Đỗ Minh Chấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh (tỉnh Bình Định), cho biết: Công ty quản lý, bảo vệ hơn 19.200ha rừng thuộc địa bàn huyện Vân Canh giáp ranh với huyện Đồng Xuân. Trước đây chưa có sự phối hợp của lực lượng kiểm lâm hai tỉnh, công tác quản lý, bảo vệ rừng ở khu vực giáp ranh gặp nhiều khó khăn. Nhiều vụ phá rừng, khi triển khai lực lượng truy quét, các đối tượng chạy sang địa bàn của huyện Đồng Xuân nên công tác xác minh đối tượng gặp nhiều khó khăn. Nhiều vụ phát hiện phá rừng tại các tiểu khu 51, 57 thuộc lâm phận quản lý xã Phú Mỡ nhưng lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị không biết liên hệ để thông tin với ai…

Sau khi có sự phối hợp của kiểm lâm hai tỉnh, nhiều vụ phá rừng đã được xử lý, đặc biệt là vụ 31 hộ dân ở xã Phú Mỡ lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép tại các tiểu khu 373, 378, 379 thuộc xã Liên Canh đã được xử lý dứt điểm. Công tác bảo vệ rừng rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương vùng giáp ranh, thường xuyên phối hợp, thông tin cho nhau để ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép và ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp.

Còn ông Phan Văn Lộc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh, cho biết: Hiện nay, tại khu vực rừng giáp ranh, đặc biệt khu rừng thuộc địa bàn xã Phú Mỡ, đang nổi lên tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép cây cồn và đốt than. Các đối tượng rất manh động, thường xuyên ngăn cản, chống đối lực lượng kiểm lâm tại chốt ở thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ. Để công tác phối hợp tốt hơn, Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh cần tăng cường lực lượng, lãnh đạo hai huyện Đồng Xuân và Vân Canh cần điều động lực lượng công an huyện cùng tham gia trấn áp lâm tặc.

Nói về vấn đề phối hợp, ông Vũ Công Tâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân, cho biết: Hạt Kiểm lâm huyện đã phân công lực lượng thường xuyên phối hợp với kiểm lâm huyện Vân Canh để tuần tra, truy quét lâm tặc và ứng trực tại các chốt để ngăn chặn việc vận chuyển lâm sản trái phép. Từ khi có sự phối hợp, đến nay tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở khu vực giáp ranh có giảm đáng kể. Trong thời gian tới, không chỉ lực lượng kiểm lâm mà chính quyền địa phương khu vực giáp ranh cần phối hợp tốt hơn nữa để ngăn chặn trình trạng phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép cũng như phối hợp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng như đã ký kết.

Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, cho biết: Để quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng khu vực giáp ranh tốt hơn, lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng ở vùng giáp ranh hai tỉnh cần tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, thực hiện tốt quy chế phối hợp mà hai tỉnh đã ký kết. Các địa phương khu vực giáp ranh cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng, vận động người dân tham gia đấu tranh, tố giác lâm tặc. Kiểm lâm hai tỉnh cần có phương án, kế hoạch cụ thể, thường xuyên thay đổi địa điểm, phương thức để chốt chặn hiệu quả. Chính quyền địa phương vùng giáp ranh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. (Baophuyen.com.vn 17/7) Về đầu trang

http://www.baophuyen.com.vn/82/203758/tang-cuong-giai-phap-bao-ve-rung-giap-ranh.html

Quảng Trị: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Tỉnh Quảng Trị có 253.855 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên 143.744 ha, rừng trồng 110.538 ha, độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt 50,1%. Với điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, gió tây nam thổi mạnh, nhiều địa phương trong tỉnh có mức cảnh báo cháy rừng cấp IV, cấp V, cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Trước tình hình này, các cấp, ngành chức năng và chính quyền địa phương đang quyết liệt tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy rừng tại các huyện Vĩnh Linh, Hải Lăng và thành phố Đông Hà với tổng diện tích rừng bị cháy 11,87 ha, giá trị thiệt hại khoảng 350 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy rừng do người dân đốt rác bất cẩn và xử lý thực bì không kiểm soát. Ngay sau khi phát hiện các vụ cháy rừng, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân đã kịp thời huy động các lực lượng khống chế, dập tắt không để cháy lan trên diện rộng. Đơn cử như vào lúc 17 giờ 20 ngày 11/6/2018, tại khu vực đồi 74, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh đã xảy ra cháy rừng thông trồng năm 1984 trên diện tích 1,51 ha. Ngay sau khi phát hiện, lực lượng chữa cháy tại chỗ của địa phương gồm 245 người phối hợp với 45 người thuộc lực lượng của huyện, quân đội cùng với 3 xe chữa cháy và cấp nước khẩn trương khoanh vùng, dập lửa. Sau 2 giờ 40 phút triển khai ứng cứu, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn, tổng diện tích bị cháy 0,98 ha, giá trị thiệt hại khoảng 68 triệu đồng. Vào lúc 14 giờ 30 ngày 13/6/2018, cháy rừng xảy ra trên diện tích 5,07 ha rừng trồng các loại cây keo tại tiểu khu 809, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng. Lực lượng 60 người của địa phương và của huyện tăng cường sau 1 giờ chữa cháy bằng biện pháp thủ công, tạo đường băng chống cháy lan đã khống chế và dập tắt hoàn toàn đám cháy; diện tích rừng bị cháy 3,6 ha, tổng giá trị thiệt hại khoảng 64 triệu đồng…

Để tăng cường công tác PCCCR, hạn chế thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy rừng gây ra, các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động thực hiện tốt phương án PCCCR cấp mình. Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cấp xã, hạt kiểm lâm, ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, công ty lâm nghiệp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ PCCCR; tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong thời gian dự báo cháy rừng cấp IV, cấp V để xử lý, huy động thêm lực lượng chữa cháy ngay khi có cháy rừng xảy ra. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ và nhân dân về pháp luật bảo vệ rừng và PCCCR, các biện pháp kỹ thuật về PCCCR; phát dọn, xử lý thực bì phục vụ canh tác trong những ngày khô hanh, ở khu vực trọng điểm, có nguy cơ cháy rừng cao. Tổ chức, củng cố các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR ở các địa bàn có rừng; tăng cường công tác kiểm tra người và phương tiện ra vào rừng. Chỉ đạo các lực lượng quân đội, công an trên địa bàn bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ chữa cháy rừng trong trường hợp xảy ra cháy lớn…

Ông Trần Xuân Dưỡng, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn cho biết, đơn vị đang quản lý và bảo vệ hơn 7.997 ha rừng các loại trên địa bàn các xã Hải Lâm và Hải Sơn, huyện Hải Lăng; xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị và xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Phần lớn diện tích rừng phòng hộ đều nằm ở địa hình chia cắt, xa khu dân cư, đi lại rất khó khăn và xa nguồn nước nên công tác PCCCR phải luôn có kế hoạch, phương án cụ thể và sát thực, đặc biệt là khi có cháy rừng xảy ra. Ông Dưỡng cho biết: “Để chủ động trong công tác PCCCR, bên cạnh phối hợp với chính quyền các địa phương, các cơ quan chức năng sẵn sàng các phương án theo phương châm 4 tại chỗ, chúng tôi hợp đồng các tổ bảo vệ rừng ứng trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý, thông tin khi có cháy rừng, thường xuyên kiểm tra, bổ sung cũng như bố trí hợp lý các phương tiện, trang thiết bị để đảm bảo phục vụ tốt công tác chữa cháy rừng”. Là lực lượng nòng cốt trong công tác PCCCR, hiện nay lực lượng kiểm lâm đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Ông Trần Văn Tý, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin, đơn vị chú trọng chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ cho các địa phương, các chủ rừng chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp PCCCR của các chủ rừng, nhất là các chủ rừng lớn như các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các công ty lâm nghiệp về công tác rà soát, xác định vùng trọng điểm cháy rừng; xử lý thực bì, làm giảm vật liệu cháy; tu sửa, làm mới các công trình PCCCR ở các diện tích rừng có nguy cơ cháy cao; bố trí lực lượng canh gác tại các chòi canh, trạm canh gác cửa rừng; tổ chức tuần tra, bố trí lực lượng, phương tiện và có phương án chữa cháy rừng cụ thể đối với từng khu vực khi xảy ra cháy rừng. Đối với những ngày nắng nóng kéo dài, gió tây nam thổi mạnh, lực lượng bảo vệ rừng ứng trực 24/24 giờ; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời thông báo cấp cảnh báo cháy rừng. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ rừng, chữa cháy rừng cho lực lượng bảo vệ rừng cơ sở…

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh (Ban chỉ đạo) cho biết, để thực hiện tốt công tác PCCCR, giải pháp quan trọng là Ban chỉ đạo đã yêu cầu các thành viên tăng cường đi cơ sở, bám cơ sở để kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc triển khai thực hiện phương án PCCCR ở các địa phương, các chủ rừng được phân công. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCCR, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. (Baoquangtri.vn 17/7) Về đầu trang

http://www.baoquangtri.vn/X%C3%A3-h%E1%BB%99i/modid/420/ItemID/131570

Leave A Reply

5 + five =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.