ĐIỂM BÁO LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (Ngày 31 tháng 07 năm 2018)

0

Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Hải quan ký kết quy chế phối hợp

Chiều nay 30/7, tại Bộ NN&PTNT đã diễn ra Lễ ký kết quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính).

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn và Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị ký kết quy chế phối hợp.

Quy chế này quy định việc trao đổi thông tin và phối hợp làm việc giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Lâm nghiệp trong công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và mẫu vật các loài thuộc Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Một trong những nội dung phối hợp quan trọng giữa đôi bên là:  Phối hợp kiểm tra, kiểm soát lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu; đấu tranh, xử lý việc buôn lậu và vận chuyển trái phép lâm sản, mẫu vật các loài thuộc Danh mục CITES qua biên giới.

Ngoài ra, hai bên còn phối hợp với nhau trong lĩnh vực: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; trao đổi thông tin, tài liệu, dữ liệu thống kê.

Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn  Văn Cẩn khẳng định: Thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ chỉ đạo các đơn vị thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp. Nếu cần thiết có thể viết kèm theo hướng dẫn thực thi. “Bởi, ở cấp Tổng cục, khâu phối hợp được thống nhất, song xuống các cấp phía dưới lo ngại triển khai không kịp thời, phải đợi xin ý kiến. Sau khi xử lý các vụ việc, hai Tổng cục còn có thể tham mưu cho hai Bộ, Chính phủ để vừa đảm bảo các điều ước quốc tế, vừa đảm bảo lợi ích quốc gia”.

Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cũng khẳng định: Tổng cục Lâm nghiệp sẽ tổ chức triển khai nghiêm túc những nội dung đã được ghi trong quy chế phối hợp. Đối với các nội dung chưa có trong quy chế, khi cần thiết, Tổng cục Lâm nghiệp mong muốn sẽ tiếp tục phối hợp hiệu quả với Tổng cục Hải quan. (Hải Quan Online 30/7; TTXVN/Tin Tức Online 30/7; Nông Nghiệp Việt Nam Online 30/7; Nông Nghiệp Việt Nam 31/7, tr2; Thoibaotaichinhvietnam.vn 30/7) Về đầu trang

http://www.baohaiquan.vn/pages/tong-cuc-lam-nghiep-va-tong-cuc-hai-quan-ky-ket-quy-che-phoi-hop.aspx

https://nongnghiep.vn/tong-cuc-lam-nghiep-va-tong-cuc-hai-quan-ky-quy-che-phoi-hop-post223703.html

https://baotintuc.vn/kinh-te/ky-ket-quy-che-phoi-hop-trong-quan-ly-xuat-nhap-khau-lam-san-20180730182328183.htm

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2018-07-30/hop-tac-trao-doi-thong-tin-quan-ly-xuat-nhap-khau-lam-san-60449.aspx

Khai thác và quản lý lâm sản: “Cần tăng cường tính công khai, minh bạch”

Đó là một trong những ý kiến tiêu biểu được đưa ra tại “Hội thảo về dự thảo Thông tư quy định khai thác và quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản”do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 30/7 tại nhà khách Quốc hội 27A Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Chủ trì hội thảo có ông Lê Công Lương, đại diện VUSTA và bà Nguyễn Kim Ngân, Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững, cùng sự tham gia của các cán bộ, chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Kim Ngân, Giám đốc Trung tâm phát triển Nông thôn Bền vững cho biết: Hội thảo được tổ chức nhằm thu nhận những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, các tổ chức xã hội, cơ quan kiểm lâm địa phương, cơ sở khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến gỗ về việc xây dựng Thông tư quy định hồ sơ khai thác và quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản được xây dựng có tính khả thi, quản lý, truy xuất được nguồn gốc lâm sản và giảm thủ tục hành chính. Sau hội thảo này những kiến góp ý thống nhất sẽ được chỉnh sửa, bổ sung và chính thức gửi tới Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Đối với xây dựng dự thảo Thông tư, ông Tăng Xuân Phương – Đại diện Cục Kiểm lâm cho rằng cần tiếp cận theo 4 mục tiêu sau: Thứ nhất, cần tiếp cận theo xu hướng Hội nhập quốc tế; Thứ hai, là trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay cần giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, công khai minh bạch, tạo điều kiện thông thoáng cho chủ rừng, chủ lâm sản trong quá trình kinh doanh, vận chuyển sản xuất lâm sản; Thứ ba, cần nâng cao trách nhiệm của chủ lâm sản trong việc kê khai lâm sản trong quá trình khai thác, mua bán lâm sản; Thứ tư, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành truy xuất nguồn gốc gỗ và kiểm tra theo chương trình, kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện chủ lâm sản có vi phạm.

Theo ông Lê Khắc Côi – Hội chủ rừng Việt Nam thì bản dự thảo có một tiến bộ lớn (trong lĩnh vực ban hành quy phạm pháp luật điều chỉnh, bổ sung, thay thế) vì khi Thông tư này có hiệu lực thì việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật về hồ sơ khai thác và quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản sẽ dễ dàng hơn do không phải tốn nhiều thời gian và công sức tìm kiếm.

Ý kiến của các tổ chức, chuyên gia trong hội thảo đã góp phần xây dựng, bổ sung cho Thông tư được đầy đủ, giúp cho việc quản lý hồ sơ khai thác, quản lý lâm sản, truy xuất nguồn gốc lâm sản một cách dễ dàng và thuận tiện trong việc khai thác, mua bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển và chế biến lâm sản. (baovemoitruong.org.vn 307) Về đầu trang

http://baovemoitruong.org.vn/khai-thac-va-quan-ly-lam-san-can-tang-cuong-tinh-cong-khai-minh-bach/

Lâm Đồng kiến nghị Thủ tướng gỡ khó vì nhiều dự án vướng ‘đóng cửa rừng’

Chiều ngày 30.7, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt đã báo cáo Thủ tướng những kết quả đạt được cũng như những khó khăn vướng mắc mà tỉnh này đang gặp phải, cần tháo gỡ.

Theo ông Việt, nhiều dự án đang đầu tư trên đất lâm nghiệp của Lâm Đồng gặp một số khó khăn, vướng mắc vì chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên.

Cụ thể, trên địa bàn TP.Đà Lạt, có 42 dự án đầu tư ngoài ngân sách (không tính những dự án trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm) có liên quan đến rừng phòng hộ cảnh quan TP.Đà Lạt. Trong đó, có 2 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, 10 dự án hoàn thành xây dựng một phần, 30 dự án chưa hoàn thành việc đầu tư.

Các dự án này đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước khi có văn bản 191/TB-VPCP ngày 22.7.2016.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đề nghị nhưng chưa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ cảnh quan để thực hiện dự án.

Ngoài ra, các dự án thủy điện trên địa bàn hiện nay đã đầu tư cơ bản hoàn thành dự án và các hạng mục chính như hồ, đập. Tuy nhiên việc đấu nối đường dây vận hành phải thực hiện trên diện tích đất rừng, đi qua đất rừng, các nhà đầu tư phải tạm dừng việc thi công để thực hiện bổ sung hồ sơ nên tiến độ đầu tư dự án bị chậm.

Ông Việt kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ cảnh quan tại Đà Lạt theo tỉ lệ hài hòa, hợp lý, thật sự cần thiết cho phát triển du lịch, đồng thời cho các dự án thủy điện chuyển mục đích sử dụng rừng để hoàn thành các hạng mục còn lại, đưa dự án vào hoạt động.

Liên quan đến vấn đề chuyển đổi đất rừng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “rừng là vàng”. Thủ tướng giao tỉnh Lâm Đồng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá từng dự án cụ thể, xem xét cho phép chuyển đổi với dự án thật sự cần thiết sau khi được Thủ tướng phê duyệt.

Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua, nhất là về nông nghiệp công nghệ cao, du lịch.

Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những tồn tại, yếu kém mà Lâm Đồng cần khắc phục, như: tình trạng “cò đặc sản” vẫn còn phổ biến, làm xấu hình ảnh của TP.Đà Lạt; nhiều sản phẩm nông sản của địa phương bị trà trộn, “khoác áo mới” gây mất niềm tin của người tiêu dùng…

“Thách thức lớn trong du lịch cần giải quyết là phải giữ rừng, bảo vệ phát triển rừng. Mất rừng, mất màu xanh là không còn Đà Lạt. Lâm Đồng phải phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao”, Thủ tướng nhấn mạnh. (Thanh Niên Online 30/7; Pháp Luật Việt Nam 31/7, tr3) Về đầu trang

https://thanhnien.vn/thoi-su/lam-dong-kien-nghi-thu-tuong-go-kho-vi-nhieu-du-an-vuong-dong-cua-rung-988409.html

Rừng lại bị cướp, phá tại Bình Định

Tối 30-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định nhận được báo cáo khẩn của Chi cục Kiểm lâm tỉnh về việc phát hiện vụ khai thác gỗ trái phép tại tiểu khu 142 và tiểu khu 145, xã Vĩnh Sơn.

Theo đó, ngày 22 và ngày 23-7-2018, Hạt Kiểm lâm Vĩnh Thạnh phối hợp Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty TNHH LN Sông Kôn và UBND xã Vĩnh Sơn kiểm tra rừng tại khoảnh 4, tiểu khu 142 và khoảnh 8, tiểu khu 145, xã Vĩnh Sơn đã phát hiện 15 cây gỗ Giổi, nhóm III, bị cưa hạ trái phép, dấu vết còn mới, tại hiện trường có một số lóng gỗ tròn và tấm gỗ xẻ (gỗ xẻ một số còn tại gốc và một số được vận chuyển khỏi vị trí khai thác và để rải rác dọc theo đường mòn trong rừng);

Mở rộng kiểm tra hiện trường, Tổ công tác phát hiện thêm tám cây gỗ Giổi bị cưa hạ trái phép, dấu vết đã cũ, gỗ đã bị cưa xẻ và vận chuyển khỏi hiện trường. Dọc theo đường mòn kéo gỗ về phía Đông khoảng 2 km phát hiện một lán trại không có người ở, bên trong lán trại có bốn cái võng, quần áo và một số đồ dùng khác (xoong, nồi, chén bát, gạo mắm), một quyển vở học sinh, một sổ hộ khẩu và một chiếc điện thoại, cạnh lán trại có một số tấm gỗ xẻ;

Tổ công tác tiến hành kiểm tra, đo đếm toàn bộ số lượng, khối lượng gỗ, cụ thể gồm: 134 tấm gỗ xẻ, có khối lượng 11,633 m3 và gỗ tròn khoảng 25 m3, loại gỗ Giổi nhóm III. Tổ công tác tiến hành lập biên bản tạm giữ số gỗ tròn và gỗ xẻ nêu trên, thu giữ toàn bộ vật dụng ở lán trại và báo cáo Hạt Kiểm lâm điều tra, xác minh làm rõ đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định;

Ngày 24-7-2018, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Thạnh, cùng Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh trực tiếp đến hiện trường vụ việc; sau đó Thường trực Huyện ủy và UBND huyện họp thống nhất cho ý kiến chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh phối hợp Công an huyện khẩn trương điều tra, xác minh truy tìm đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật;

Nhận thấy vụ việc có tính chất phức tạp, có dấu hiệu của tội phạm hình sự; ngày 25-7-2018, Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh đã mời Công an huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh Thạnh khám nghiệm hiện trường vụ vi phạm, đồng thời đề nghị Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp Nông thôn Bình Định giám định thiệt hại về rừng đối với vụ vi phạm khai thác gỗ trái phép để làm căn cứ xử lý;

Ngày 26-7-2018, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm đã làm việc với UBND huyện Vĩnh Thạnh và Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh để thống nhất chỉ đạo khẩn trương điều tra, xác minh truy tìm đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật;

Ngày 27-7-2018, UBND huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo các ngành gồm: Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh, Công an huyện Vĩnh Thạnh và Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh Thạnh để bàn một số nội dung trong việc điều tra, xử lý vụ việc, đồng thời cho ý kiến xử lý tang vật tại hiện trường;

Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện Vĩnh Thạnh, chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh phân công lực lượng phối hợp Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh và địa phương chốt giữ tại hiện trường; xác lập tin báo tội phạm, phân công cán bộ điều tra và phối hợp với Công an huyện điều tra làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh, UBND huyện Vĩnh Thạnh để chỉ đạo Công an huyện Vĩnh Thạnh và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức điều tra, xác minh, làm rõ đối tượng khai thác gỗ trái phép; xác lập hồ sơ xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật. (Nhân Dân Online 30/7; Người Lao Động 31/7, tr2) Về đầu trang

http://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phap-luat/item/37168702-rung-lai-bi-cuop-pha-tai-binh-dinh.html

http://www.baogiaothong.vn/truy-tim-thu-pham-don-ha-hang-chuc-goc-doi-co-thu-d266325.html

https://nld.com.vn/phap-luat/lam-tac-voi-tron-chay-de-quen-ca-ho-khau-20180730163315868.htm

https://nld.com.vn/phap-luat/lam-tac-voi-tron-chay-de-quen-ca-ho-khau-20180730163315868.htm

http://danviet.vn/phap-luat/hang-chuc-goc-doi-co-thu-bi-don-ha-thu-pham-bi-an-roi-hien-truong-899587.html

https://vov.vn/tin-nong/se-khoi-to-vu-an-khai-thac-go-rung-phong-ho-trai-phep-tai-binh-dinh-793569.vov

Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Xuân: Chủ động bảo vệ an toàn 4.687 ha rừng

Trong 7 tháng đầu năm 2018, Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Xuân (tại xã Hải Vân, huyện Như Thanh) đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ an toàn 4.687 ha rừng và đất lâm nghiệp.

Nổi bật như tuyên truyền cho các đơn vị, ngư­­­ời dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng;  phối hợp với hạt kiểm lâm và chính quyền các xã Xuân Thái, Hải Vân, Xuân Phúc, Mậu Lâm kiểm  tra các khu rừng trọng điểm, kiểm soát nghiêm nguồn lửa đem vào rừng, kịp thời thông báo tình hình thời tiết, cấp cháy rừng đến các trạm bảo vệ rừng trực thuộc và các hộ nhận khoán  để chủ động bố trí lực lượng, dụng cụ, phương tiện bảo vệ rừng. Đồng thời, phát dọn thực bì, tu bổ, xây dựng đường băng  cản lửa tại các khu rừng trọng  điểm dễ cháy; làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông…

7 tháng vừa qua, toàn bộ diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ phát triển xanh tốt, không xảy ra cháy và xâm lấn rừng. An ninh rừng trên địa bàn đ­­­­ược giữ vững. (Baothanhhoa.vn 30/7) Về đầu trang

http://baothanhhoa.vn/portal/pages/kphz2x/new-article.aspx

Huyện Quản Bạ, Hà Giang: Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các hoạt động mua bán sản phẩm lâm sản rừng

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn lâm sản, ngày 29.7, Tổ công tác liên ngành gồm: Hạt Kiểm lâm huyện; Công an huyện; UBND thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) đã phối hợp kiểm tra, rà soát và tiến hành cưỡng chế những điểm bán hàng sản phẩm lâm sản vi phạm tại chợ Trung tâm huyện.

Trong thời gian qua, UBND huyện đã ra nhiều Văn bản liên quan công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, cụ thể như: Thông tin, tuyên truyền tới bà con nhân dân về danh mục các loại cây nằm trong mục cần quản lý và bảo vệ. Trong ngày ra quân, tổ công tác đã tiến hành cưỡng chế, thu giữ các loại hoa phong lan rừng được bày bán tại chợ Trung tâm huyện. Ngay sau khi cưỡng chế, tang vật thu giữ gồm 233 kg phong lan rừng được chuyển về Hạt Kiểm lâm huyện, cùng các ngành có liên quan lập biên bản tiến hành cân trọng lượng và tiêu hủy theo quy định.

Trong thời gian tới, Tổ công tác liên ngành huyện Quản Bạ sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng và bảo tồn lâm sản. Đồng thời duy trì thường xuyên các hoạt động tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật. (Baohagiang.vn 30/7) Về đầu trang

http://baohagiang.vn/phap-luat/201807/huyen-quan-ba-tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-ra-soat-cac-hoat-dong-mua-ban-san-pham-lam-san-rung-729764/

Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo vệ, phòng cháy rừng thông

Hiện nay, tỉnh ta có 8.500 ha rừng thông, nằm trên địa bàn các huyện Tĩnh Gia, Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Đông Sơn, Thạch Thành, Như Thanh và TP Thanh Hóa có nguy cơ cháy rất cao vào mùa nắng nóng.

Tĩnh Gia là huyện có diện tích rừng thông lớn, với trên 2.000 ha thông thuần loài vào mùa nắng nóng có nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Thời gian qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia đã tăng cường phối hợp với hạt kiểm lâm thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng, như xây dựng phương án đốt thực bì có điều kiện để hạn chế nguy cơ cháy rừng trên diện tích 300 ha; đồng thời ký kết quy chế phối hợp với 16 xã có rừng. Bên cạnh đó, ban phối hợp với các địa phương tăng cường tuần tra canh gác, đặc biệt là ở những địa bàn trọng điểm và thời gian cao điểm về nguy cơ cháy rừng thông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động  người dân trồng, chăm sóc, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); tiếp tục  rà soát, bổ sung lại các phương án PCCCR cấp xã, thị trấn; chỉ đạo các thôn, xóm vận động các hộ gia đình ký cam kết không tự ý đốt rừng, thực hiện nghiêm việc đánh số cây để thuận lợi hơn cho công tác quản lý; lập kế hoạch tháo gỡ các tổ ong để người dân không vào rừng tìm đốt. Do làm tốt công tác phối hợp, từ đầu năm 2018 đến nay trên địa bàn huyện không để xảy ra cháy rừng.

Để chuẩn bị tốt công tác bảo vệ rừng (BVR), PCCCR khu vực rừng thông, ngay từ đầu mùa khô 2017-2018, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường công tác PCCCR nói chung, rừng thông nói riêng, huy động các cấp, ngành chung tay BVR, PCCCR. Ngoài ra, phối hợp với các địa phương tập trung mọi nguồn lực thực hiện đồng bộ các giải pháp PCCCR, nhất là các khu vực rừng trọng điểm dễ xảy ra cháy; kiện toàn ban chỉ đạo cấp huyện, xã, chủ rừng Nhà nước, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, ban hành các văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương; rà soát, bổ sung phương án chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” từ huyện đến thôn, bản trọng điểm và chủ rừng Nhà nước. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, cộng đồng dân cư, chủ rừng đối với công tác PCCCR. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị, chủ rừng nâng cao trách nhiệm trong việc BVR, PCCCR thông. Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, biên phòng, công an, quân sự; củng cố lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng;  tham mưu cho các địa phương mua sắm máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ PCCCR. Tập trung chỉ đạo các chủ rừng, chính quyền địa phương xây dựng phương án PCCCR, trong đó đốt trước các vật liệu cháy, xử lý tốt vấn đề thực bì đối với khu vực rừng thông nhựa. Đối với hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố bố trí lực lượng thường trực chỉ huy, trực canh lửa ở các vùng trọng điểm cháy trong những ngày nắng nóng cao điểm. Kiểm lâm địa bàn tích cực tham mưu cho UBND các xã, phường, thị trấn triển khai các biện pháp PCCCR đối với diện tích rừng chưa xử lý thực bì, đặc biệt là diện tích rừng thông nhựa do hộ gia đình, cá nhân quản lý bằng cách làm các đường băng cản lửa ngăn cách khu rừng với các đường giao thông, khu dân cư và chia nhỏ khu rừng, phòng cháy lan trên diện rộng; tổ chức lực lượng bảo vệ rừng nghiêm ngặt, trực PCCCR 24/24h trong những ngày nắng nóng cao điểm. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng phối hợp với các cơ quan chức năng thâm nhập các thôn, xóm nắm bắt thông tin, bằng kỹ năng nghiệp vụ, các mối quan hệ để nắm bắt sớm các mâu thuẫn ở cơ sở, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền có biện pháp khắc phục, giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn tạo sự đồng thuận, hạn chế mâu thuẫn dẫn đến cố ý đốt phá hoại rừng. Đối với diện tích rừng thông đạt các tiêu chí kỹ thuật theo quy định, kiểm lâm hướng dẫn chủ rừng khai thác nhựa để người dân hưởng lợi từ rừng, từ đó có đầu tư cho công tác BVR, PCCCR… (Baothanhhoa.vn 30/7) Về đầu trang

http://baothanhhoa.vn/portal/pages/g4pjas/new-article.aspx

Sản xuất viên nén năng lượng gắn kết phát triển rừng bền vững

Viên nén năng lượng được nhiều quốc gia lựa chọn như là cách để có nguồn năng lượng sạch mà không cần đến nhiên liệu hóa thạch, mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt.

Những cây gỗ rừng trồng bị gãy đổ trong trận bão số 12 năm ngoái. Cây còn non, chẳng thể dùng được việc gì. Những phụ phẩm từ gỗ rừng trồng cũng chẳng dùng được gì ngoài làm củi đốt…Những thứ tưởng như bỏ đi bây giờ lại trở thành nguyên liệu đưa vào dây chuyền sản xuất, cuối cùng cho ra sản phẩm. Đó chính là những viên nén năng lượng sinh học.

Mỗi kg viên nén cho ra nguồn năng lượng từ 4200-4600 kcal, quan trọng hơn đây là năng lượng sinh học. Kích cỡ viên nén nhỏ gọn, đường kính chưa đầy 1cm, rất tiện sử dụng…Đó là những lý do mà nhiều quốc gia, nhất là các nước Bắc Âu đã lựa chọn viên nén năng lượng. Thị trường cần nên một số doanh nghiệp chế biến lâm sản ở Việt Nam đã bắt đầu quan tâm dòng sản phẩm này. Tại tỉnh Phú Yên, doanh nghiệp Bảo Châu đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng để có phân xưởng sản xuất viên nén năng lượng. Theo thiết kế, phân xưởng có công suất 30 ngàn tấn viên nén năng lượng mỗi năm. Tương ứng với đó, một lượng lớn phụ phẩm gỗ rừng trồng sẽ được sử dụng. Một khi được tận dụng tối đa, gỗ rừng trồng được tăng thêm giá trị. Điều này là rất có ý nghĩa khi lâu nay, mức lợi nhuận từ 1 ha rừng trồng trong 6 năm chỉ khoảng 30-40 triệu đồng.

Thị trường tiêu thụ viên nén năng lượng là những quốc gia đòi hỏi khắt khe các tiêu chí môi trường bền vững. Cũng vì thế, cho dù chỉ những viên nén năng lượng nhưng các đối tác cũng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải minh chứng rằng sản phẩm này không làm tổn hại đến rừng tự nhiên. Cùng vì lý do này mà những nhà sản xuất như doanh nghiệp Bảo Châu, sau khi có được chứng chỉ rừng bền vững FSC, lúc này tiếp tục xây dựng chuỗi hành trình COC, đáp ứng yêu truy xuất nguồn gốc, ngay cả đối với những viên nén năng lượng. (VTVNews 30/7; VTV8 – Tin Tức 18h20 ngày 30/7) Về đầu trang

https://vtv.vn/vtv8/san-xuat-vien-nen-nang-luong-gan-ket-phat-trien-rung-ben-vung-20180730104324243.htm

Báo động vi phạm về mua bán, sử dụng động vật hoang dã

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm như ngà voi, các sản phẩm từ ngà voi, tê tê, vảy tê tê, rùa, tay gấu, sừng tê giác… với số lượng lớn nhập lậu về tiêu thụ tại Việt Nam, hoặc trung chuyển sang nước thứ ba.

Ngoài ra, việc săn bắt, buôn bán, sử dụng động vật hoang dã trong nước cũng diễn ra ở nhiều địa phương. Thực tế cho thấy, tình trạng vi phạm về mua bán, sử dụng động vật hoang dã trở thành báo động ở nước ta.

Một thông tin được Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên đưa ra là, những loài động vật quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng lại chính là những loài có nhu cầu tiêu thụ và bán với giá cao nhất. Bất chấp luật pháp quốc tế và trong nước ngăn cấm buôn bán động vật hoang dã, vậy nhưng lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán mang lại khiến cho những kẻ săn bắt và buôn bán trái phép tiếp tục đẩy những loài sinh vật quý hiếm vào bờ vực của sự tuyệt chủng… Pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã còn tồn tại nhiều “lỗ hổng”, gây khó khăn cho công tác thực thi. Quy định về bảo vệ động vật hoang dã và các quy định về xử phạt vi phạm liên quan đến các loài động vật hoang dã không được quy định có hệ thống mà nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau gây khó khăn và lúng túng cho cơ quan chức năng trong việc áp dụng pháp luật về quản lý và bảo vệ các loài này.

Các chuyên gia nhận định, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ mất đa dạng sinh học của Việt Nam và thành điểm nóng về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép, săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm là một số loài được quảng bá có các tính năng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, chữa bệnh nan y (dù có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh)… vô hình trung trở thành đối tượng bị săn lùng, khai thác, tận diệt. Một thực tế đáng lo ngại khác là việc ăn thịt thú rừng cũng được coi như một cái thú của một bộ phận người dân nên không ít nhà hàng ngang nhiên treo biển quảng cáo bán thịt thú rừng.

Kết quả điều tra của các cơ quan chức năng cho thấy, trong số 22 loài đang được gây nuôi trong các trang trại, có 12 loài nuôi thuộc đối tượng bị đe dọa cấp quốc gia, 6 loài nuôi thuộc đối tượng đe dọa toàn cầu… Mặc dù, đã có những quy định của pháp luật về vấn đề này như: Quy định kiểm soát nguồn gốc con giống, nguồn gốc cá thể nuôi thương mại nhưng việc kiểm soát cá thể gây nuôi còn theo hồ sơ, giấy phép mà không có quy định về việc đánh dấu cá thể gây nuôi… dẫn đến việc lợi dụng hoạt động này để trà trộn, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, tăng cao việc tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã…

Từ đầu năm tới nay, việc xử lý đối với các vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các loài động vật hoang dã của các cơ quan chức năng thường xuyên kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác cứu hộ các loài động vật hoang dã. Số động vật hoang dã đang được cứu hộ, bảo tồn tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thường xuyên quá tải so với cơ sở vật chất hiện có của đơn vị. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2018, Trung tâm đã tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận, cứu hộ, phòng trị bệnh, phục hồi sức khỏe, tổ chức thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên và chuyển giao sau cứu hộ. Theo đó, đơn vị đã tổ chức tiếp nhận 38 vụ với 163 cá thể động vật hoang dã; 8,5kg rắn các loại. So với cùng kỳ năm 2017, công tác tiếp nhận động vật hoang dã 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3 vụ, giảm 1.012 cá thể và 13,9kg. (Hà Nội Mới Online 30/7) Về đầu trang

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/908757/bao-dong-vi-pham-ve-mua-ban-su-dung-dong-vat-hoang-da

Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 7/2018 ước đạt 2,85 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,03 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Cụ thể, về mặt hàng lúa gạo, khối lượng xuất khẩu tháng 7/2018 ước đạt 382 nghìn tấn với giá trị đạt 195 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2018 ước đạt 3,9 triệu tấn với kim ngạch gần 2 tỷ USD, tăng 12,2% về khối lượng và tăng 29,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Với sản phẩm gỗ, ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 7/2018 đạt 642 triệu USD, với sản phẩm thủy sản ước đạt 663 triệu USD.

Tuy nhiên, đối với mặt hàng cà phê, xuất khẩu tháng 7/2018 ước đạt 115 nghìn tấn; lũy kế xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,16 triệu tấn và 2,22 tỷ USD, tăng 10,8% về khối lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Cùng với đó, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 7/2018 ước đạt 21 nghìn tấn. Lũy kế xuất khẩu hạt tiêu 7 tháng năm 2018 ước đạt 153 nghìn tấn và 517 triệu USD, tăng 3,7% về lượng nhưng giảm 36,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. (Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 30/7) Về đầu trang

http://cpv.org.vn/kinh-te/gia-tri-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-7-thang-nam-2018-dat-22-2-ty-usd-492201.html

Hà Giang: Hiệu quả của mô hình trồng rừng kinh tế

Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền xã Phương Độ luôn quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng rừng kinh tế nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập cao từ trồng rừng.

Đến cuối năm 2017, tổng số diện tích rừng của xã Phương Độ là 597 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ là 300 ha, còn lại là diện tích rừng kinh tế được phát triển từ các chương trình và dự án như: Chương trình 327 và Dự án 661 của những năm trước đây.

Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Thị Vân cho biết: Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn xã Phương Độ đã có trên 68 % diện tích rừng kinh tế đang trong thời kỳ cho khai thác. Do chính quyền xã đã làm tốt công tác tuyên truyền trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là tuyên truyền về vai trò của rừng đối với cuộc sống của người dân và sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã nâng cao được ý thức trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của cán bộ và nhân dân trong xã.

Sau hơn 13 năm phát triển rừng kinh tế (từ năm 2005 – 2017), hiện nay xã có khoảng 220 ha rừng đến thời kỳ cho thu hoạch. Với giá trị của một số loài gỗ như hiện nay thì trung bình người dân sẽ có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha rừng.

Điển hình như: Hộ ông Lý Văn Dồn, Bàn Văn Tuân, Bàn Văn Biền ở thôn Lùng Vài có nguồn thu trên 150 triệu đồng/năm; gia đình ông Lý Văn Thăn ở thôn Nà Thác, ông Chương Văn Chéng ở thôn Khuổi My có nguồn thu từ 70 – 100 triệu đồng/ năm từ trồng rừng kinh tế.

Thời gian tới, xã Phương Độ sẽ tiếp tục vận động các ban ngành, các đoàn thể và các hộ gia đình có điều kiện về đất lâm nghiệp đẩy mạnh công tác trồng và phát triển rừng; phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thành phố hướng dẫn cho nhân dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng kinh tế trên địa bàn góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân; là tiền đề quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. (Hoinongdan.org.vn 30/7) Về đầu trang

http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/36/71136/ha-giang-hieu-qua-cua-mo-hinh-trong-rung-kinh-te

Hà Giang: Bắt xe vận chuyển lâm sản trái phép

Vào hồi 14 giờ, ngày 28.7 tại Km số 7 Quốc lộ 2 đường Hà Giang – Tuyên Quang, thuộc thôn Tân Đức xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Hà Giang đã phát hiện xe ô tô vận chuyển lâm sản trái phép.

Vào thời điểm trên xe ô tô tải loại 1 tấn Biển kiểm soát 23C-04726, do Ngô Trần Dũng (32 tuổi) trú tại thôn Pắc Ngàn xã Phú Linh huyện Vị Xuyên (Hà Giang) là lái xe đang dừng đỗ bên đường, tổ công tác đã kiểm tra phát hiện trên xe chở 12 cục gỗ nghiến thuộc nhóm 2A có nhiều dạng hình thù khác nhau. Qua kiểm tra lái xe đã không xuất trình được giấy tờ nguồn gốc xuất xứ cũng như giấy phép vận chuyển. Tổ công tác đã tạm giữ và mời Đội kiểm lâm cơ động phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh đến đo kiểm đếm số gỗ trên là 0,584m3 quy tròn. Tổ công tác đã bàn giao lại để Chi cục kiểm lâm tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật . (Hagiangtv.vn 30/7) Về đầu trang

http://hagiangtv.vn/tin-tuc-n13347/bat-xe-van-chuyen-lam-san-trai-phep.html

Hòa Bình: Sẽ giám sát công tác bảo vệ và phát triển rừng

Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tổ chức họp sơ kết đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2018 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm.

Theo đánh giá, ban đã phối hợp với Thường trực, các ban HĐND tỉnh thực hiện tốt công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp HĐND tỉnh. Ban đã tổ chức 2 cuộc giám sát và 8 cuộc khảo sát; việc lựa chọn nội dung giám sát, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào nội dung nghị quyết của HĐND tỉnh… Tuy nhiên, việc tổ chức khảo sát, giám sát chưa nhiều; các kết luận, kiến nghị, đề xuất, giải pháp sau khảo sát của Ban chưa nhận được báo cáo tiếp thu của các đơn vị, nên chưa đánh giá chính xác được hiệu lực, hiệu quả sau khảo sát, giám sát; do kiêm nhiệm, một số thành viên của Ban nắm bắt các chính sách về công tác dân tộc gắn với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban có phần còn hạn chế.

Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Nguyễn Thị Oanh đề nghị trong thời gian tới ban đẩy mạnh giám sát cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại UBND một số cơ quan, đơn vị và huyện. Đồng thời Ban sẽ đi nắm tình hình việc triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh, một số nội dung, lĩnh vực nổi cộm mà dư luận quan tâm. (Đại Biểu Nhân Dân 31/7, tr4; Đại Biểu Nhân Dân Online 30/7) Về đầu trang

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=408847

Yên Bái: Văn Chấn chủ động phòng cháy chữa cháy rừng

Huyện Văn Chấn có diện tích rừng lớn, với 66.911 ha; trong đó, nhiều diện tích rừng còn nằm xen kẽ trong các khu dân cư, người dân có tập quán đốt nương làm rẫy.

Vì vậy, vào mùa khô, trên địa bàn thường hay xảy ra cháy rừng với mức độ khác nhau. Mùa khô 2017 – 2018, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nên đã hạn chế hiện tượng cháy rừng.

Ngay trước mùa khô hanh, huyện Văn Chấn đã tiến hành rà soát lại các diện tích rừng hiện có để xây dựng phương án, kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng (BVPTR); củng cố và kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững từ huyện đến các xã, thị trấn.

Để ngăn chặn tình trạng đốt phá rừng, Hạt Kiểm lâm huyện đã tăng cường lực lượng về cơ sở, đảm bảo các xã đều có kiểm lâm địa bàn, tham mưu giúp chính quyền địa phương quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR.

Để nâng cao nhận thức của người dân và chủ rừng trong PCCCR, cán bộ địa bàn đến các thôn, bản hướng dẫn, tuyên truyền; đồng thời, ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR đến các hộ dân. Tính riêng vụ khô hanh 2017 – 2018, Hạt Kiểm lâm huyện đã in ấn phát hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền đến người dân và các trường học; xây dựng 6 bảng quy ước PCCCR, phát 200 tờ quy ước bảo vệ rừng, ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR với 31.520 lượt hộ dân.

Tại các xã thị trấn, tiếp tục củng cố duy trì 367 tổ xung kích chữa cháy rừng với 4.210 người tham gia và lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ đoàn thành niên. Hàng năm, Hạt cũng tổ chức các lớp tập huấn PCCCR cho các tổ xung kích và các chủ rừng.

Vào thời kỳ cao điểm, lực lượng kiểm lâm phải trực 24/24 giờ; tuyên truyền trên loa truyền thanh, thông báo cảnh báo cháy rừng đến các hộ dân.

Ngoài ra, Hạt cũng mua sắm, cấp phát trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR gồm 2 máy GPS, 5 bộ đàm, 2 máy thổi gió, cùng nhiều phương tiện phục vụ chữa cháy như: dao phát, giày vải, trang bị, tu sửa các bản tin tuyên truyền, xây mới các bảng cấp dự báo cháy rừng, phát dọn và tu sửa các đường băng cản lửa tại các khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng.

Đặc biệt, để hạn chế nạn đốt rừng làm rẫy, lực lượng kiểm lâm, chính quyền các cấp đã tăng cường vận động, tuyên truyền; đồng thời, hướng dẫn bà con kỹ thuật đốt nương theo đúng quy trình kỹ thuật. Do có sự chuẩn bị tốt trong PCCCR, nên từ đầu năm tới nay trên địa bàn chưa xảy ra vụ cháy rừng nào.

Ông Vũ Đình Trường – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Chấn cho biết, với sự vào cuộc tích cực của ngành chức năng, chính quyền các địa phương, chủ rừng và nhân dân nên lửa rừng ở Văn Chấn đang từng năm khép lại.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm về BVPTR và PCCCR; duy trì theo dõi diễn biến, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; hướng dẫn người dân sản xuất nương rẫy đúng quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát PCCCR của các chủ rừng, các khu vực trọng điểm gắn kết trách nhiệm của các chủ rừng nếu để xảy ra cháy rừng, phát hiện và làm rõ đối tượng vi phạm” – ông Trường nói.

Cùng đó, lực lượng kiểm lâm Văn Chấn cũng chủ động phối hợp với công an, quân đội, quản lý thị trường, các đơn vị giáp ranh, các xã, thị trấn ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả hành vi vi phạm pháp luật về BVPTR, giảm thiểu thiệt hại đến tài nguyên rừng, không để xảy ra các “điểm nóng” về phá rừng. (Baoyenbai.com.vn 30/7) Về đầu trang

http://baoyenbai.com.vn/12/164945/Van_Chan_chu_dong_phong_chay_chua_chay_rung.htm

Dùng mùi kích thích tố của ong để xua đuổi voi

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, kích thích tố của ong có thể được sử dụng làm chất xua đuổi voi mà không gây nguy hiểm cho người hoặc voi trong bối cảnh môi trường sống của động vật hoang dã ngày càng bị thu hẹp.

Theo Current Biology, mùi kích thích tố (pheromone) của ong khiến voi sợ hãi. Do đó, các kích thích tố của ong có thể được sử dụng làm chất xua đuổi voi mà không gây nguy hiểm cho người hoặc voi.

Ở châu Phi, các cuộc đụng độ giữa voi hoang dã và người không phải là hiếm và có thể gây kết cục bi thảm cho cả hai bên. Voi phá hủy môi trường, cây cối và đôi khi chúng có thể giẫm nát người. Người cũng thường giết hại những con voi lạc vào các khu định cư khi coi chúng là kẻ thù nguy hiểm.

Đó là lý do tại sao việc tìm kiếm các phương tiện có thể khiến voi tránh xa nơi ở của người và cánh đồng là rất bức thiết, đặc biệt là với tốc độ tăng trưởng hiện tại của dân số châu Phi.

Trước đây, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng dùng tổ ong là một cách tốt để dọa voi và trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã làm việc theo hướng này. Thực tế là khi một con vật lớn tiến gần đến tổ ong, những con ong cảm thấy bị đe dọa và tiết ra những kích thích tố báo động để cảnh báo những con ong khác sẵn sàng xua đuổi địch đi. Voi đã học cách nhận ra mùi này và tránh xa nó để không bị ong đốt.

Giáo sư côn trùng học Mark G. Wright của Đại học Hawaii và các đồng nghiệp Nam Phi của ông đã tiến hành một thí nghiệm tại một trong những vườn quốc gia ở Nam Phi. Các nhà nghiên cứu sử dụng các sản phẩm SPLAT giải phóng mùi chậm, được sản xuất bởi công ty ISCA Technology và đặt trong đó một hỗn hợp các kích thích tố mà loài ong châu Phi Apis mellifera scutellata tiết ra khi gặp nguy hiểm.

Trong tất cả các thành phần tạo nên kích thích tố, chỉ có hai chất gây ra phản ứng mạnh ở ong – isoamyl acetate và 2-heptanone với tỷ lệ bằng nhau.

Hầu hết những con voi (trung bình 75%), tiếp cận khá gần với nơi có mùi, ngừng lại thận trọng và sau đó bỏ đi. Còn ở nhóm đối chứng, voi không cảm thấy mùi và không hề sợ sệt gì, cũng không hề rời đi.

Hiện một số nông dân đã sử dụng phương pháp này khi đặt tổ ong để bảo vệ các cánh đồng và khu vườn, nhưng nghiên cứu này mở ra một cơ hội mới – sử dụng kích thích tố để xua đuổi an toàn các loài động vật có vú lớn.

Nhu cầu này ngày càng trở nên cấp bách hơn, khi dân số tăng và diện tích các vùng đối đầu giữa con người với động vật hoang dã ngày càng mở rộng. (Moitruong.net.vn 30/7) Về đầu trang

http://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/thien-nhien-moi-truong-c-105/dung-mui-kich-thich-to-cua-ong-de-xua-duoi-voi-93572.html

Gia Lai: Đăk Pơ triển khai trồng hơn 200 ha rừng

Theo kế hoạch, năm 2018, các địa phương trên địa bàn huyện Đak Pơ, Gia Lai sẽ triển khai trồng mới 200,36 ha rừng. Trong đó, Phú An 114,36 ha; Yang Bắc 24,60 ha, An Thành 61,20 ha.

Ông Nguyễn Hiệp-Trường phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ cho biết, đến nay, đã cơ bản hoàn thành xong việc triển khai đo đạc các lô đất trồng và tiến hành quy chủ được 193,8 ha.  Trong đó Phú An 123,9 ha; Yang Bắc 38,78 ha; An Thành 13,62 ha, và Ya Hội 18,31 ha. Sau khi đất được quy chủ, các hộ đã chủ động triển khai trồng rừng khi có thời tiết thuận lợi. Theo đó, hiện đã trồng được khoảng 80% diện tích. Riêng Phú An là địa phương trồng được nhiều nhất với 104,72 ha. (Gialai.gov.vn 30/7) Về đầu trang

http://www.gialai.gov.vn/tin-tuc/dak-po-trien-khai-trong-hon-200-ha-rung.60557.aspx

Điện Biên: Ông Phiu làm giàu từ mô hình kinh tế vườn rừng

Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông Bạc Cầm Phiu, bản Nà Dên, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng là một điển hình của việc tận dụng và phát huy lợi thế địa phương để phát triển kinh tế gia đình. Trang trại có quy mô trên 10ha gồm: Trồng rừng, cà phê và chăn nuôi gia súc, gia cầm, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

Trước đây gia đình ông Phiu thuộc hộ đói nghèo. Hàng năm, ngoài việc làm nương như bao hộ khác trong bản, gia đình ông cũng chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng không đủ chi phí trang trải cuộc sống cho 7 nhân khẩu. Không cam chịu đói nghèo, nhận thấy điều kiện thuận lợi của vùng rừng núi, ông Phiu đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình trang trại trồng cà phê, trồng rừng kết hợp chăn nuôi.

Năm 2003, khi bắt tay vào trồng rừng, gia đình ông Phiu gặp không ít khó khăn do thiếu vốn và kinh nghiệm. Nhờ sự giúp đỡ của Hội Nông dân về vốn và kỹ thuật trồng rừng, ông Phiu đã từng bước tháo gỡ được khó khăn trước mắt. Ông nhận thấy rằng, vấn đề quyết định đến sự thành bại trong sản xuất lâm nghiệp đó là khâu chọn giống và chăm sóc cây sau khi trồng.

Bởi thế, ông đã sử dụng giống cây có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt của các đơn vị cung ứng uy tín và trồng rừng đúng quy trình, kỹ thuật. Với tinh thần và ý chí vượt khó vươn lên, ông xác định để kinh tế gia đình đi lên một cách bền vững trong điều kiện ít vốn thì, phải thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, tìm ra nguồn thu khác trong khi chờ diện tích rừng cho thu hoạch.

Nghĩ và làm, ông đã cải tạo lại nguồn quỹ đất sẵn có của gia đình thành ao, với diện tích mặt nước gần 2.000m2 để nuôi cá thương phẩm. Mỗi năm gia đình ông thu nhập gần 50 triệu đồng từ bán cá. Ðây cũng là nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống và có thêm vốn đầu tư cho trồng rừng. Từ chỗ chỉ vài hata rừng, đến nay gia đình ông đã mở rộng diện tích rừng trồng lên 10ha, chủ yếu là cây dổi găng. Hiện nay, rừng trồng của ông Phiu ước tính có khoảng 3.000 cây dổi găng chuẩn bị cho thu hoạch.

Song song với trồng rừng, ông Phiu tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trồng cà phê và phát triển dưới tán rừng gần 7ha cà phê. Qua thực tế cho thấy, việc trồng xen các loại cây trong vườn cà phê sẽ phát huy được tác dụng chắn gió và che mát cho cây cà phê trong mùa khô, giảm được lượng nước tưới đáng kể. Hơn nữa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất cà phê của gia đình ông luôn đạt hơn 2 tấn nhân/ha.

Hiện nay ông Phiu còn trồng hơn 1ha chuối tiêu hồng, đây là loại cây dễ trồng, chi phí đầu tư không cao, thị trường tiêu thụ rộng, năng suất cao và điểm vượt trội là cho thu nhập ổn định. Nguồn thu từ trồng chuối giúp ông có tiền để chi trả nhân công lao động, chi phí hàng ngày. Ông Phiu cho biết, hiện ông đang trồng các loại cây ăn quả xen vào các diện tích trồng cà phê, để khi khai thác diện tích cây gỗ dổi, vẫn có thêm thu nhập từ các loại cây ăn quả này.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, mô hình kinh tế vườn rừng của gia đình ông Phiu đã và đang tạo việc làm thường xuyên và theo thời vụ cho nhiều lao động nông thôn, với mức thu nhập ổn định từ 2-4 triệu đồng/tháng. Từ thành công của mô hình kinh tế vườn – rừng của gia đình ông Bạc Càm Phiu, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Mường Ảng đã tìm đến học hỏi kinh nghiệm để phát triển mô hình kinh tế vườn rừng. (Dienbientv.vn 30/7) Về đầu trang

http://www.dienbientv.vn/tin-tuc-su-kien/kinh-te/201807/ong-phiu-lam-giau-tu-mo-hinh-kinh-te-vuon-rung-5593074/

Phú Yên: Không được khai thác rừng trồng trên diện tích đất rừng bị phá

UBND huyện Phú Hòa vừa yêu cầu bà Trần Thị Hường ở thôn Vân Hòa, xã Sơn Long (huyện Sơn Hòa) chấp hành bản án của TAND huyện Phú Hòa, không được phép khai thác rừng trồng trên diện tích đất rừng phòng hộ bị phá.

Theo UBND huyện Phú Hòa, khu vực gò Tống Đạt thuộc tiểu khu 264, xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) là rừng phòng hộ đầu nguồn giáp ranh với huyện Sơn Hòa. Tại khu vực này, một số cá nhân đã phá rừng để làm rẫy, nên năm 2015, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Hòa đã chuyển hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện khởi tố vụ án hình sự về tội hủy hoại rừng với diện tích 40.000m2, lấn chiếm từ năm 2014.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Hòa đã điều tra và khởi tố 10 bị cáo tham gia phá rừng khu vực trên, trong đó có bà Trần Thị Hường phá 28.000m2 rừng. TAND huyện Phú Hòa đã đưa vụ án ra xét xử vào ngày 13/6/2018, tuyên phạt bà Trần Thị Hường 3 năm 6 tháng tù giam. Về trách nhiệm dân sự, bà Hường phải bồi thường thiệt hại về lâm sản và môi trường cho UBND xã Hòa Quang Bắc với số tiền gần 70 triệu đồng.

Đối với biện pháp khắc phục hậu quả, do bà Hường đã trồng cây keo trên diện tích rừng đã bị hủy hoại nên không yêu cầu trồng lại rừng mà phải trả lại cho UBND xã Hòa Quang Bắc diện tích 28.000m2 đất rừng phòng hộ và toàn bộ cây keo trồng trên diện tích này. Đây là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả theo bản án của TAND huyện Phú Hòa. Việc bà Hường xin khai thác cây keo đã trồng trên diện tích đất rừng phòng hộ vi phạm là không có căn cứ để giải quyết.

http://www.baophuyen.com.vn/82/204377/khong-duoc-khai-thac-rung-trong-tren-dien-tich-dat-rung-bi-pha.html

Bình Định: Nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng ở mức cao

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn, nên ngày 30.7, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng trong tỉnh với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-370C. Đợt nắng nóng trên diện rộng ở tỉnh Bình Định sẽ còn tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.

Còn theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đến ngày 30.7, các khu vực  ở Phù Cát, Tây Sơn, thị xã An Nhơn, Tuy Phước, An Lão có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh. Do vậy, các địa phương cần chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hạn hán và phòng chống cháy rừng. (Baobinhdinh.vn 30/7) Về đầu trang

http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=6&mabb=106256

Quảng Ninh tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

Trước tình trạng Công ty TNHH 1TV Lâm nghiệp Đông Triều và Hạt Kiểm lâm Đông Triều (TX. Đông Triều, Quảng Ninh) xác nhận cho người dân khai thác rừng trồng trong quy hoạch rừng phòng hộ không đúng quy định, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Văn bản số 5306/UBND-NLN2 yêu cầu kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của những đơn vị liên quan; đồng thời chỉ đạo các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường các biện pháp trong quản lý, bảo vệ rừng.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì, phối hợp với UBND TX Đông Triều chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ và xử lý nghiêm trách nhiệm của Công ty TNHH 1TV Lâm nghiệp Đông Triều và Hạt Kiểm lâm Đông Triều đã không cập nhật, theo dõi chặt chẽ, đầy đủ về quy hoạch 3 loại rừng sau khi điều chỉnh quy hoạch cục bộ 3 loại rừng (Quyết định số 4903/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh) được phê duyệt trên địa bàn TX Đông Triều (khu vực xã An Sinh) dẫn đến xác nhận cho người dân (chủ rừng) khai thác diện tích rừng trồng trong quy hoạch rừng phòng hộ không đảm bảo đúng quy định tại Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/8/2018; thực hiện việc rà soát, cắm mốc ranh giới diện tích 3 loại rừng theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng vừa được HĐND tỉnh thông qua.

Đồng thời Sở NN&PTNT chỉ đạo Công ty TNHH 1TV Lâm nghiệp Đông Triều và Hạt Kiểm lâm Đông Triều hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát chủ rừng trồng rừng ngay vào diện tích đã khai thác để kịp thời phòng, chống sạt lở, bào mòn, rửa trôi đất; chủ trì phối hợp với UBND TX Đông Triều nghiên cứu để có biện pháp hoán đổi diện tích rừng sản xuất cho người dân hoặc thực hiện giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định. Bên cạnh đó, phải chấn chỉnh ngay và có kế hoạch hướng dẫn, tập huấn lại cho lực lượng kiểm lâm địa bàn, Công ty Lâm nghiệp và chính quyền cơ sở (cấp xã) về quy trình và thủ tục khai thác rừng trồng, đặc biệt là khai thác rừng trồng trong quy hoạch rừng phòng hộ theo đúng quy định của Quyết định sô 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các địa phương thực hiện nghiêm chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (rà soát, cập nhật, thống kê và thực hiện các biện pháp quản lý); chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc triển khai thực hiện ngay việc xác định cắm mốc ranh giới 3 loại rừng, đặc biệt là diện tích rừng phòng hộ theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng vừa được HĐND tỉnh thông qua ngày 13/7/2018; đồng thời khẩn trương trình thẩm định và phê duyệt Đề án giao đất, giao rừng sản xuất cho người dân (đối với các địa phương chưa phê duyệt) theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 3711/UBND-QLĐĐ1 ngày 31/5/2018 và số 4078/UBND-NLN2 ngày 14/6/2018.

Riêng đối với TX Đông Triều, UBND tỉnh yêu cầu thực hiện ngay việc điều chỉnh giao đất, khoán rừng cho người dân tại khu vực xã An Sinh (kể cả đối với diện tích của Công ty Lâm nghiệp); tiến hành kiểm điểm trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn để xảy ra vụ việc vi phạm đã nêu.

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện Đề án giao đất, giao rừng.

UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH 1TV Lâm nghiệp Đông Triều tổ chức rà soát, xác định mốc giới giữa rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Công ty đang quản lý thông báo, hướng dẫn cho người dân đã nhận đất và giao khoán trước đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, đảm bảo hài hòa lợi ích của người trồng rừng; tổ chức kiểm điểm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan không thực hiện đầy đủ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ trong việc quản lý rừng trên địạ bàn, không thông báo cho các hộ dân về việc chuyển loại rừng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, không kịp thời điều chỉnh nội dung thỏa thuận của hợp đồng giao khoán cho phù hợp với đối tượng nhận khoán và trồng rừng phòng hộ, vẫn xác nhận cho người dân (chủ rừng) khai thác rừng trồng trong quy hoạch rừng phòng hộ không đảm bảo đúng quy định; khẩn trương chỉ đạo các chủ rừng được giao khoán đã phát dọn rừng phải thực hiện trồng rừng mới ngay để hạn chế sạt lở, rửa trôi đất, đảm bảo mục tiêu phòng hộ của khu rừng; báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu, đề xuất các nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh. (Moitruong.net.vn 30/7; Baoquangninh.com.vn 30/7) Về đầu trang

http://moitruong.net.vn/quang-ninh-tang-cuong-quan-ly-bao-ve-rung/

http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201807/tang-cuong-quan-ly-bao-ve-rung-2395732/index.htm

Leave A Reply

twenty + twenty =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.