Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp các tỉnh khu vực phía Nam

0

Ngày 20/12, tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2018 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2019 của 32 tỉnh khu vực phía Nam”, do Tổng Cục Lâm Nghiệp – Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức.

Đến dự chỉ đạo và chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh; Tổng cục Trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị. Tham dự hội nghị còn có các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN-PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp và đại diện Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm và Quỹ bảo vệ phát triển rừng của 32 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Nam…

Phát biểu chào mừng, ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đồng Nai cho biết: Với tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có 32 khu công nghiệp lớn, công nghiệp rất phát triển, kinh tế cũng phát triển cao bình quân đạt 8,2%/năm. Với vị thế tỉnh công nghiệp và đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp, Đồng Nai ý thức được phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Ngay từ năm 1996, tỉnh Đồng Nai đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên và từ 2 năm qua càng được bảo vệ nghiệm ngặt rừng, vì thế đến nay tỉnh đã quản lý bảo vệ phát triển được hơn 182.000 ha rừng; trong đó khoảng 120.000 ha rừng tự nhiên, với chất lượng cao có đầy đủ 3 tầng sinh thái; đa dạng sinh học cao; trong đó có rừng Quốc gia Cát Tiên thuộc Trung ương quản lý và tỉnh Đồng Nai hỗ trợ quản lý bảo vệ cùng. Đồng Nai cũng đã được Unestco công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh quyển Thế giới. Đồng Nai đang tiếp tục làm hồ sơ để được công nhận là khu thiên nhiên văn hóa thế giới…

Khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) gồm 32 tỉnh, thành phố với diện tích chiếm 49,3% diện tích toàn quốc, diện tích có rừng là 5,7 triệu ha. Theo báo cáo tại Hội nghị, kết quả thực hiện công tác năm 2018 tại các tỉnh phía nam đã đạt được những kết quả nổi bật. Các nhiệm vụ được thực hiện khá đồng bộ, kết quả đạt được đồng bộ và khả quan. Tỷ lệ che phủ rừng của khu vực đạt 32,8% với cơ cấu hợp lý. Tình trạng phá rừng, khai thác trái phép trên quy mô lớn được kiềm chế, tài nguyên rừng cơ bản được kiểm soát. Mức độ vị phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm (giảm 28% về số vụ và 30% diện tích thiệt hại). Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được kiểm soát chặt chẽ. Số dự án được chấp thuận chuyển đổi chỉ chiếm 4,9 % so với số dự án có đề xuất chuyển đổi. Trồng rừng tăng 42,8% so với cùng kỳ 2017, tỷ lệ giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt 80%.

Bên cạnh đó, về tổ chức, lực lượng kiểm lâm đã xây dựng phương án kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy theo hướng tăng cường kiểm lâm địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra, nghiêm túc chấn chỉnh chỉnh nội bộ và xử lý nghiêm các vi phạm trong thi hành công vụ; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp có giải pháp ngăn chặn và tiến hành điều tra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, được dự luận và nhân dân đồng tình ủy hộ.

Những kết quả trên đã cho thấy sự nỗ lực của ngành lâm nghiệp, thể hiện hiệu quả của công tác chỉ đạo điều hành các cấp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Hội nghị cũng chỉ ra những tồn tại. Công tác bảo vệ rừng chưa toàn diện, hình hình vi phạm, phá rừng vẫn diễn ra tại một số địa phương và có chiều hướng tái xuất hiện những  “điểm nóng”. Một số chỉ tiêu chưa đạt như trồng rừng phòng hộ và đặc dụng, trồng rừng thay thế, trồng rừng ven biển. Tiến độ sắp sếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp còn chậm. Một số địa phương thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng chưa kiểm soát chặt chẽ, một số tỉnh thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Trị – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Lâm Nghiệp phấn khởi thông báo: Kết quả giá trị xuất khẩu lâm sản toàn quốc 2018 đạt 9,308 tỷ USD tăng 15,9% so với năm 2017, là một trong các ngành hàng cao nhất trong ngành hàng xuất khẩu của Ngành NN-PTNT chiếm tới trên 23%; đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu của các ngành hàng của Việt Nam; đặc biệt giá trị xuất siêu đạt 6,99 tỷ USD chiếm trên 85% giá trị xuất siêu của Ngành nông nghiệp và đứng số 1 về giá trị xuất siêu các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam…

Leave A Reply

2 × 3 =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.