Theo nghiên cứu mới của IIASA, nếu được thực hiện đầy đủ, Luật Lâm nghiệp của Braxin, luật môi trường được thiết kế để bảo vệ thảm thực vật bản địa của đất nước và điều chỉnh sử dụng đất, sẽ không kìm hãm sự phát triển của ngành nông nghiệp Braxin.
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu từ một số tổ chức quốc tế, dẫn đầu là nhà nghiên cứu IIASA Aline Soterroni và Viện Nghiên cứu quốc gia về nghiên cứu không gian (INPE) của Braxin, Fernando Ramos. Nghiên cứu được đưa ra để hiểu ý nghĩa của việc thực thi đầy đủ Luật Lâm nghiệp về môi trường và nông nghiệp đến năm 2050. Suy thoái rừng hiện đang gia tăng ở Brazil sau một thời gian dài sụt giảm, phần lớn là do nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp tăng lên. Nông nghiệp, cả trồng trọt và chăn nuôi, là một ngành sản xuất vô cùng quan trọng đối với Brazil. Đây là nước xuất khẩu đường và thịt bò lớn nhất, nước xuất khẩu ngô lớn thứ hai và nước xuất khẩu đậu tương lớn thứ ba thế giới. Trong khi nhiều nghiên cứu chỉ đánh giá nạn phá rừng ở Amazon, nghiên cứu mới bao quát cả nước, nơi mà ở một số khu vực, chẳng hạn như Cerrado, nạn phá rừng đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn, chỉ có 20% của thực vật bản địa còn tồn tại.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình cân bằng từng phần của mô hình quản lý sinh quyển toàn cầu (GLOBIOM-Brazil), được phát triển tại IIASA và INPE để so sánh và tương phản hai kịch bản trong tương lai, một là Luật Lâm nghiệp được thực thi, và một không có Luật Lâm nghiệp. Trong lịch sử, Luật lâm nghiệp đã được xem là hạn chế đối với ngành nông nghiệp.
Trong cả hai kịch bản, ngành nông nghiệp ở Brazil sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nếu được thi hành đầy đủ, Luật Lâm nghiệp sẽ giảm diện tích đất trồng trọt ở Brazil chỉ 4%, so với kịch bản không có Luật Lâm nghiệp. Đàn gia súc chỉ cần nhỏ hơn 8% theo Luật Lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cho thấy Luật Lâm nghiệp, với kết quả mang lại là giảm suy thoái rừng kết hợp với khôi phục rừng, có thể mang lại tác động lớn trong việc hướng tới mục tiêu khí hậu đã cam kết quốc tế của Braxin theo Hiệp định Pari. Trong khi ở những nơi như Mỹ và châu Âu, hầu hết khí thải đến từ các ngành khác chứ không phải nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất khác (AFOLU). Ở Braxin, khoảng 70% lượng khí thải quốc gia đến từ AFOLU, chủ yếu do phá rừng. Quy định những điều này trở thành trọng tâm chính của Brazil trong công cuộc bảo vệ khí hậu.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn