Tài liệu: Sổ tay giáo dục truyền thông bảo tồn động vật hoang dã: Hướng dẫn thực hành cho các khu bảo tồn

0

Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với rất nhiều các loài đặc hữu và quý hiếm trong Sách đỏ thế giới. Tuy nhiên, các loài động, thực vật hoang dã ở Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao do mất sinh cảnh, tình trạng săn bắt, buôn bán và sử dụng động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá này, Việt Nam đã thành lập một hệ thống Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) (còn gọi là rừng đặc dụng) với tổng số 176 Khu(1) đến năm 2020 (Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Theo quy hoạch, hệ thống VQG và KBTTN của Việt Nam sẽ bao phủ 2.2 triệu hecta là nơi bảo tồn các sinh cảnh và bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam.

Để bảo tồn các loài ĐVHD của Việt Nam, có rất nhiều giải pháp cần được áp dụng đồng thời và thường xuyên như: bảo vệ sinh cảnh, tăng cường thực thi pháp luật, hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương,… Bên cạnh đó, giáo dục nâng cao nhận thức về ĐVHD được coi là một giải pháp quan trọng trong bối cảnh nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về bảo tồn
ĐVHD còn hạn chế.

Được sự tài trợ của Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã (USAID Saving Species) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) tiến hành xây dựng “Sổ tay giáo dục truyền thông bảo tồn động vật hoang dã: Hướng dẫn thực hành cho các khu bảo tồn”. Hy vọng rằng, đây sẽ là cẩm nang bổ ích góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục, truyền thông về ĐVHD cho cộng đồng, học sinh và du khách tại các VQG và KBTTN của Việt Nam.

Link download tài liệu: Đây

Nguồn: Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam

Leave A Reply

ten + one =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.