TP. Huế: Người dân giao nộp nhiều động vật rừng nguy cấp, quý hiếm

0

Nhiều cá thể động vật rừng thuộc diện nguy cấp, quý hiếm đã được người dân ở Huế liên tiếp phát hiện và giao nộp cho lực lượng chức năng thả về môi trường tự nhiên.

Ngày 20/11, Hạt Kiểm lâm TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết, liên tiếp trong 3 ngày qua, đơn vị đã nhận được tin báo của người dân trên địa bàn tự nguyện giao nộp các cá thể động vật rừng.

Theo đó, Hạt Kiểm lâm TP. Huế đã tổ chức tiếp nhận 4 cá thể động vật rừng, bao gồm 1 cá thể Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), trọng lượng 0,7kg thuộc nhóm IB và 03 cá thể Khỉ gồm 2 cá thể Khỉ Mặt đỏ (Macaca arctoides), trọng lượng 5 kg; 1 cá thể Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), trọng lượng 5kg, cả 2 cá thể khỉ này đều thuộc nhóm IIB.

316131239_548714697253221_5093487368718313910_n.jpg

Người dân giao nộp các cá thể động vật quý

Các cá thể tiếp nhận đều có tình trạng sức khỏe tốt, thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Nguồn gốc các loại động vật rừng nói trên do ông Hoàng Hữu Sang (trú tại phường Hương Sơ), bà Nguyễn Thị Linh Phượng (trú tại phường Kim Long) và Tịnh Thất An Lạc (xã Thủy Bằng, TP. Huế) tình cờ phát hiện được, sau đó liên hệ cơ quan chức năng để giao lại.

Hạt Kiểm lâm TP. Huế đã tiến hành hoàn thiện hồ sơ để xác lập quyền sở hữu toàn dân và phối hợp với các đơn vị liên quan thả cá thể nói trên về môi trường tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (huyện Phong Điền) theo đúng quy định của pháp luật.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn TP. Huế đã có đến hơn 50 cá thể động vật rừng được người dân giao nộp; đặc biệt có những trường hợp các em học sinh nhỏ tuổi cũng đã chủ động liên hệ để giao nộp, qua đó cho thấy sự quan tâm vào cuộc của cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã ngày càng được lan tỏa.

Nguồn: Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường.

Leave A Reply

three × 4 =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.