Huế: Người dân tự nguyện giao nộp động vật quý hiếm

0

Các cá thể khỉ và rùa được người dân phát hiện, sau đó giao lại cho lực lượng chức năng để thả về môi trường tự nhiên.

Ngày 1/5, Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế cho biết, lực lượng của đơn vị vừa tiếp nhận các cá thể động vật quý hiếm do người dân bàn giao.

Cụ thể, ông N.T.K (trú tại tổ dân phố Chầm, phường Hương Hồ, TP. Huế) tình cờ phát hiện 2 cá thể khỉ sau vườn nhà.

278771933_5066846993422330_3596260899871109941_n.jpg

Các cá thể khỉ được người dân giao nộp

Nhận được tin báo, Hạt Kiểm lâm TP. Huế đã tổ chức tiếp nhận, trong đó có một cá thể khỉ đuôi lợn (tên khoa học Macaca leonina), giống đực, trọng lượng 7 kg; một cá thể khỉ mặt đỏ (tên Khoa học Macaca arctoides), giống cái, trọng lượng 3 kg. Cả hai cá thể trên có tình trạng sức khỏe tốt, đều thuộc nhóm IIB động vật rừng nguy cấp, quý hiếm

Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm TP. Huế tiến hành hoàn thiện hồ sơ để xác lập quyền sở hữu toàn dân và sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thả các cá thể nói trên về môi trường tự nhiên tại Khu bảo tồn Sao Lahuyện A Lưới theo đúng quy định pháp luật.

Được biết từ đầu năm đến nay, Hạt kiểm lâm TP. Huế đã tiếp nhận 24 cá thể động vật quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp.

Trong khi đó, ông T.Đ.C (trú tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền) cũng vừa phát hiện một cá thể rùa trong vườn nhà. Sau khi nhận được thông tin, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền tổ chức tiếp nhận.

278805294_5067957729977923_1456259772716715755_n.jpg

Tiếp nhận cá thể rùa

Động vật rừng tiếp nhận được xác định là cá thể rùa 4 mắt (Sacalia quadriocellata) với trọng lượng 0,3 kg, tình trạng sức khỏe tốt, thuộc nhóm IIB động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

Hiện cơ quan kiểm lâm đang hoàn tất các thủ tục để thả cá thể rùa về môi trường tự nhiên.

Ông Lê Ngọc Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế cho hay, gần đây đơn vị liên tục nhận được thông tin từ người dân phát hiện, tự nguyện giao nộp động vật hoang dã, qua đó cho thấy ý thức bảo tồn, bảo vệ động vật ngày càng nâng cao. Đây chính là sự hợp tác quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chức năng, cơ quan kiểm lâm trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nói riêng và bảo vệ rừng nói chung…

Vừa qua, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế cũng đã công bố đường dây nóng, tiếp nhận phản ánh vi phạm về động vật hoang dã của người dân, tổ chức, đơn vị… qua nhiều kênh liên lạc như điện thoại vào đầu số 0844773030; sử dụng các ứng dụng OTT: Zalo, Facebook (https://www.facebook.com/kieml…); Sử dụng App: “Hue-S”.

Nguồn: Báo điện tử Tài Nguyên và Môi trường

Leave A Reply

nineteen − seventeen =

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.